Pantene, Sunsilk, Clear, Hazeline, Rejoice, Double Rich, Enchenteur...
(PLO) - Mặc dù Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu thu hồi tất cả các sản phẩm (mỹ phẩm) có chứa chất cấm có tên: Methylisothiazolinone, hỗn hợp Methylechlorothiazolinone với Methylisothiazolinone trước ngày 30/4/2016.
(PLO) - Mặc dù Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu thu hồi tất cả các sản phẩm (mỹ phẩm) có chứa chất cấm có tên: Methylisothiazolinone, hỗn hợp Methylechlorothiazolinone với Methylisothiazolinone trước ngày 30/4/2016.
Quầy bán mỹ phẩm tại siêu thị Mipec (Hà Nội) vẫn ngập tràn những sản phẩm bị thu hồi. (Ảnh chụp ngày 8/5/2016)
Tuy nhiên, những loại sữa tắm, dầu gội đầu như Pantene, Sunsilk, Clear, Hazeline, Rejoice, Double Rich, Enchenteur... có chứa chất cấm này vẫn được bán tràn lan tại các cửa hàng tạp hóa, đại lý, thậm chí là những siêu thị lớn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 13/4/2015, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Công văn số 6577/ QLD – MP về việc cập nhật các quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm. Cụ thể, quy định nêu cụ thể một số chất sử dụng trong mỹ phẩm như sau: “Các chất- Butylparaben và các muối, Propylparaben và các muối (tham chiếu 12a Annex V) được phép dùng riêng lẻ với nồng độ tối đa 0,14% (tính theo acid), và dạng hỗn hợp các paraben với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính theo acid).
Thời hạn áp dụng quy định đối với Butylparaben và các muối, Propylparaben và các muối (tham chiếu 12a Annex V) nêu trên: Thời hạn công bố đối với các sản phẩm mới sản xuất trong nước, nhập khẩu đến hết ngày 31.12.2015”.
Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu được chỉ phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30.4.2016 gồm: 05 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào Annex II (các chất không được dùng trong mỹ phẩm).
Thời hạn áp dụng quy định đối với 05 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) nêu trên: Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu có chứa các thành phần này chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/7/2015.
Bên cạnh đó, quy định nêu rõ: “Các chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V): Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off products) với nồng độ không quá 0,0015%; Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm.
Thời hạn áp dụng quy định đối với Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V) nêu trên: Thời hạn công bố đối với các sản phẩm mới sản xuất trong nước, nhập khẩu đến hết ngày 01/7/2015; Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30/4/2016”.
Mặc dù có quy định cụ thể là vậy, tuy nhiên theo khảo sát của của chúng tôi, từ ngày 6 – 11/5/2016, tại nhiều cửa hàng, đại lý, siêu thị, tình trạng bán những sản phẩm (mỹ phẩm) có chứa chất cấm này vẫn được bày bán tràn lan.
Một trong những sản phẩm có chứa chất cấm phải thu hồi vẫn bày bán công khai
Cụ thể, những sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất cấm mà phóng viên ghi nhận được mang nhãn hiệu Pantene, Sunsilk, Clear, Hazeline, Rejoice, Double Rich, Enchenteur … được sản xuất, phân phối trong nước bởi các công ty như: Công ty TNHH Procter & Gamble Việt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Wipro Unza Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ phẩm LG – Vina…
Từ những tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng dường như văn bản yêu cầu thu hồi sản mỹ phẩm có chứa chất cấm của Cục Quản lý Dược đã bị các doanh nghiệp, công ty nhập khẩu, phân phối, sản xuất “coi như không có giá trị”?
Bởi lẽ, dù đã hết thời hạn lưu thông trên thị trường của những sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất cấm này từ ngày 30/4/2016. Nhưng đến nay, dường như các doanh nghiệp, công ty phân phối những sản phẩm này chưa có động thái thu hồi sản phẩm khi chúng vẫn được bày bán tràn lan từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ, đại lý mỹ phẩm đến các siêu thị lớn.
Không những thế, hầu hết những người dân được chúng tôi hỏi về việc có biết Cục Quản lý Dược có văn bản thu hồi sản phẩm mỹ phẩm chứa chất cấm Methylisothiazolinone, hỗn hợp Methylechlorothiazolinone với Methylisothiazolinone hay không thì đa phần mọi người đều lắc đầu không biết.
Thậm chí, ngay cả nhân viên của một số đại lý kinh doanh, quầy hàng mỹ phẩm tại siêu thị lớn có bày bán các loại sản phẩm mỹ phẩm có chất cấm này cũng hoàn toàn không biết đến thông báo nào từ phía nhà phân phối, doanh nghiệp, công ty nhập khẩu, sản xuất ra loại mỹ phẩm này.
Khi chúng tôi cung cấp thông tin về việc một số sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất cấm mà Cục Quản lý Dược buộc phải thu hồi, nhiều người đã biết cách để chọn sản phẩm không chứa chất cấm như quy định. Nhiều người dân tỏ ra lo lắng vấn đề bị ảnh hưởng sức khỏe vì trong một thời gian dài mọi người đã sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm có chất cấm này rồi.
“Nói thực, tôi cũng không biết những chất cấm này gây hại cho sức khỏe như thế nào. Nhưng, khi Cục Quản lý Dược có văn bản thu hồi thì những sản phẩm mỹ phẩm có chứa các chất chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Giờ biết thông tin như vậy rồi, khi đi mua các loại mỹ phẩm, tôi phải đọc kỹ thành phần được công bố trên bao bì mới được”, chị Nguyễn Thị Bích Hắng trú tại ngõ 2, phố Kim Mã, Hà Nội chia sẻ.
Từ việc văn bản số 6577/ QLD – MP của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có hiệu lực từ lâu nhưng doanh nghiệp cố tình “chây ỳ” việc thu hồi sản phẩm, Báo PLVN đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm này. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” để doanh nghiệp công khai vi phạm luật, còn sức khỏe của người dân thì bị đe dọa…
Phước Long
Phục hồi tóc hư tổn
Trả lờiXóaPhục hồi tóc hư tổn nặng
Phục hồi tóc hư tổn tại hà nội
Phục hồi tóc hư tổn tại nhà
Dầu gội phục hồi tóc hư tổn
Dầu gội GATASE
Phục hồi tóc cháy
Phục hồi tóc tại nhà
Phục hồi tóc yếu
Phục hồi tóc chẻ ngọn
Phục hồi tóc nát