=> Chăm Sóc Sức Khỏe

Về chăm sóc sức khoẻ, nếu ai đã theo một pháp môn đạo sinh thì nên duy trì và theo học đầy đủ. 
Kiến thức mỗi nơi truyền thụ một khác nhưng về tổng thể sẽ có một ý nghĩa đầy đủ hơn là theo nửa chừng. 


Trong việc chăm sóc sức khỏe có rất nhiều vấn đề, nhưng cổ nhân đã quy nạp thành 4 ý cơ bản như sau:
– Tu dưỡng tinh thần
– Rèn luyện thân thể
– Ăn uống và làm việc điều độ
– Thích ứng với sự vận hành của trời đất và vạn vật

Nói về tu dưỡng tinh thần, chúng ta có thể tập thiền, việc này sẽ hình thành thổ khí cho tứ duy kim, thủy, mộc, hỏa vận hành tốt hơn trong cơ thể. Còn rèn luyện thân thề, hiểu đơn giản là mọi người nên tìm chọn cho mình một môn thể thao nào đó giúp cơ thể có tích có phát, có nạp có xả. Nếu đang làm việc thiên về cơ bắp, hãy chú trọng về tu dưỡng tinh thần nhiều hơn.

Việc ăn uống điều độ có thể hiểu là ăn ít nhai kỹ, hạn chế việc ngũ tạng gồm tim, gan, tì, phế, thận phải hoạt động vượt công suất. Việc nhai không kỹ và ăn quá no thì Tây Y cũng đã giải thích rất rõ. Còn nói về công việc, hãy sắp xếp thời gian hợp lý, đừng đua đòi với sự sung túc nhất thời mà làm chân nguyên thất thoát. Vì lẽ làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, không có thói quen nhất định nên đa phần đến khoảng 50 tuổi là đã cảm thấy già yếu hoặc nhanh mệt mỏi.

Chi tiết nhất chính là việc “thích ứng với sự vận hành của trời đất và vạn vật”. Đây là một khái niệm rất lâu đời nhưng cũng rất khó nhận thức và ý thức rõ. Lời lẽ cổ nhân thì thâm sâu khó hiểu, nay xin mạo muội nhắc nhở những gì cơ bản nhất bằng ngôn ngữ của thời hiện đại để những ai có duyên đọc được nhanh chóng có thể áp dụng:

1. Bảo dưỡng tinh thần làm cho tình cảm yên ổn, chân khí sẽ sung túc, đây chính là sự phòng ngừa tác nhân từ bên trong. Tinh thần mà dao động, căng thẳng hay muộn phiền tất nhiên sẽ là chỗ hở để sự tác động bên ngoài len lỏi vào bên trong cơ thể.

2. Vậy tinh thần hưng phấn có tốt hay không? 
Mọi người đừng quên rằng “Cực thịnh tất khởi suy, cực suy tất khởi thịnh”. 

Ở một biên độ dao động nhỏ của vui buồn, chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát, nhưng nếu để mình luôn cảm thấy hạnh phúc 1 cách thái quá, hào hứng, hay vui vẻ quá lâu sẽ là tiền đề cho sự thất vọng hay muộn phiền sau này. 

Điều này nghe qua tưởng vô lý nhưng những ai nghiên cứu duy tâm một chút sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Thực tế là khi vui mừng, hào hứng phấn khởi, bạn cũng nên dặn mình dừng lại đừng để mất kiểm soát. 

Biết vui đấy, biết hy vọng đấy nhưng không làm thay đổi sinh hoạt thường ngày của mình, đừng ăn mừng quá đà, cũng đừng tưởng tượng quá xa về những hạnh phúc mình sẽ đạt được. Hãy lấy yên tâm, an lạc làm tiền đề hướng đến.

3. Hướng nhà cửa và nơi làm việc:
Mỗi cơn gió đều mang sự thay đổi khi đi kèm, tác động của nó tốt hay xấu là phải kết hợp với việc hiểu rõ bản chất Dụng Thần, Kỵ Thần trong bát tự cũng như tính chất âm dương, ngũ hành trong vị trí địa lý và luồng khí di chuyển. 

Thay vì tìm hiểu sâu vào “Cửu Cung Bát Phong”, gió của 8 phương để tính ra quan hệ âm dương ngũ hành trong lục phủ ngũ tạng thì xin được rút gọn và đề cập thằng vào vấn đề đơn giản, then chốt.

Đó là Phong Thủy ở cấp độ trung bình, nhà đón gió hướng nào thì chú ý chăm sóc cơ thể có liên đới, cần lưu ý luôn những nơi mình hay sinh hoạt làm việc ở đó chẳng hạn như cơ quan, hướng xe di chuyển từ nhà đến cơ quan, nhưng đừng phức tạp hóa vấn đề, giải quyết được 1 phần cũng là tốt rồi, đừng cầu toàn mà thành ra lòng bất an, không thể bảo dưỡng tinh thần như ý số 1.

– Đông – Chấn Mộc: liên quan gan, mắt, gân, khớp
– Tây – Đoài Kim: liên quan phổi, da, hệ hô hấp
– Nam – Ly Hỏa: liên quan tim mạch
– Bắc – Khảm Thủy: liên quan thận, xương
– Đông Bắc – Cấn Thổ: liên quan đại tràng, 2 xương sườn dưới nách
– Đông Nam – Tốn Mộc: liên quan dạ dày, cơ nhục, biếng ăn, cơ bắp nhão và suy yếu
– Tây Bắc – Càn Kim: liên quan tiểu tràng. Riêng gió từ hướng Càn là hợp khí của sự rét buốt từ phương Bắc, khắc nghiệt từ phương Tây dễ tổn hại cho khí sinh dương, nếu là kỵ thần có thể gây đột tử đối với những người thể trạng và tinh thần kém.
– Tây Nam – Khôn Thổ: liên quan tỳ, bắp thịt tay chân, hệ hấp thu thức ăn.

4. Đạo âm dương thuận nó thì sống, nghịch nó thì chết. (bệnh tật) 
Trong quyển “Tứ khí điều thần” cũng có nói Xuân Hạ dưỡng Dương, Thu Đông dưỡng Âm. 
Đây cũng là câu then chốt để áp dụng trong vấn để xem xét hướng gió ở đoạn trên và chế độ sinh hoạt ở dưới đây.
Cần nắm rõ sự vận hành khí hậu 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, thực chất là biểu hiện của Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. 
Trong tứ chính hay còn gọi là quan hệ tứ đại của vũ trụ không khác gì Sinh Trưởng Hoại Tử. 
Vậy nên sống và sinh hoạt ngoài vấn đề vị trí địa lý, hướng nhà cửa còn phải quan tâm khí hậu 4 mùa như sau:
Mùa Xuân: tính từ tiết Lập Xuân (khoảng ngày 4/2), vạn vật bắt đầu sinh sôi, thay cũ đổi mới, sinh khí ngất trời. Con người sống hòa nhập với vũ trụ cần nhớ:
– Hạn chế sát sanh, chiếm hữu, đánh đập hay chung quy là khống chế sự sinh sôi nảy nở của bất kỳ sự việc, sự vật nào.

– Nên dậy sớm tản bộ hoặc vận động thể thao.

– Sau tiết Xuân Phân ( khoảng ngày 21/03) nên đi ngủ sau giờ Hợi (sau 11h), trước tiết này trời vẫn còn lạnh, vẫn nên đi ngủ sớm trước khi kết thúc giờ Hợi.

Mùa Hạ: tính từ tiết Lập Hạ (khoảng 6/5), đây là giai đoạn vạn vật trưởng thành, phồn vinh tươi tốt, khí đất bốc lên giao hợp với khí trời giáng xuống. Con người sống hòa nhập với vũ trụ cần nhớ:

– Cần giữ tâm mình bình an hưởng lạc, mùa này Hỏa và Thổ mạnh, tâm trí dễ bốc đồng nổi nóng, cần chú trọng kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn cứ nên vui cười ra mặt, sống hồn nhiên như một đứa trẻ.

– Chăm chỉ vận động càng nhiều càng tốt, tranh thủ tích khí phát khí, nạp xả vượt giới hạn để gia tăng nội lực, giới hạn của bản thân.

– Nên ngủ ít, hạn chế ngủ trưa quá lâu.

Mùa Thu: tính từ ngày 7/8, giai đoạn vạn vật chín rụng, sau sự giao hợp của đất trời là lúc gặt hái. Khí đất trời lúc này trong trẻo và mát mẻ, vạn vật bắt đầu biến sắc, con người cần chú ý:
– Thu liễn thần khí, giữ gìn yên tĩnh cho phế khí, tránh làm tâm trạng căng thẳng vì mùa này ý chí con người dễ bị tổn hại.

– Hãy ngủ sớm, càng sớm càng tốt. Khi ngủ tuyệt đối đừng mang theo suy nghĩ về công việc.

– Cố gắng dậy sớm, vận động vừa phải, khuyến khích hít thở và tìm lấy sự bình yên thanh thản trong tiết khí mùa này.

Mùa Đông: tính từ ngày
7/11, giai đoạn vạn vật bế tàng, ở miền xa xích đạo thậm chí là băng tuyết bao phủ, vạn vật có khi bị tất công đến khô héo và nứt nẻ.

Con người hòa nhập vũ trụ cần phải:
– Mọi bề suy nghĩ, cảm xúc, ý chí đều cố gắng trầm lặng, không biểu lộ ra ngoài. Tạo cho mình thần thái ẩn sau khuôn mặt lạnh, như mai phục bế tàng. Đây là 1 điều rất khó nhưng nếu có điều kiện hãy cố gắng tập. 

– Hoạt động chậm rãi, từ tốn. Vận động đủ ấm. Nếu biết bế tàng dương khí thì có thể vận động thoải mái, còn ngược lại, hạn chế vận động.

– Hãy ngủ nướng và nếu vì công việc không thể ngủ nướng, hãy đi ngủ thật sớm.

Bên trên là những phân tích nho nhỏ nhằm giúp cho những bạn nào xưa nay chưa chú ý đến sự sinh hoạt điều độ. Tất nhiên có những môn phái khí công đã bao gồm cả những bài luyện tập bảo đảm cơ chế tích, phát, khai, bế khí sẽ có giờ giấc và cơ chế luyện tập khác với những gì cập nhật trong bài viết. Các bạn hãy tin tưởng và theo học đúng với những gì các bạn đang theo chứ đừng vướng vào những gì tôi chia sẻ mà thất lễ với sư phụ của mình.

Y LÝ ĐÔNG PHƯƠNG

Một trong những phương pháp rất nhanh và hữu hiệu nhất để nhận biết và cải thiện tình trạng sức khỏe là áp dụng thuyết Ngũ hành trong Y lý Đông Phương với hai nguyên lý Tương sinh và Tương khắc.


Mỗi một yếu tố tương ứng với một cặp tạng phủ, nằm ở bên trong cơ thể : thận, gan, tim, lá lách, phổi. Ghép cùng với 5 tạng này là 5 phủ tương ứng nằm ở gần bề mặt của cơ thể hơn : bàng quang, mật (đởm), ruột non (tiểu trường), dạ dày (vị), ruột già (đại trường).

     Mộc       Hỏa       Thổ    Kim       Thủy
      Gan (can)    Tim (Tâm)  Lá lách (Tỳ)     Phổi (Phế)   Thận
 Mật (đởm)    Tiểu trường (ruột non) Dạ dày (Vị)   Đại trường (ruột   già)      Bàng quang

Cách đây hơn 2000 năm, các nhà hiền triết Trung Hoa đã khám phá ra lý thuyết Ngũ Hành với tính Tương sinh-Tương khắc. Điều này cho thấy họ vừa biết cách phân loại các hiện tượng thành cách nhóm cụ thể, vừa bảo toàn việc ghi nhận sự biến dịch uyển chuyển của vạn vật. Lý thuyết này được áp dụng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực trong Đông Y, trong nông nghiệp để dự báo thời vụ, Phong Thủy, Tử Vi…. Thuyết Ngũ Hành khẳng định rằng mọi sự thay đổi đều tương ứng với 5 quá trình sinh-khắc tương ứng với mỗi yếu tố : Hỏa-Thổ-Kim-Thủy-Mộc.

Trong Đông Y, sự vận hóa, sinh-khắc của Ngũ Hành sẽ giúp cho năng lượng được lưu thông trong cơ thể, nuôi dưỡng các tạng phủ và bảo đảm cho chúng hoạt động một cách có trật tự và có hệ thống. Bởi lẽ cơ thể của con người là một thể thống nhất không thể tách rời. Đó là hệ thống trong đó dòng khí lực luôn luôn phải được dồi dào và luôn trôi chảy, theo một chuỗi hành trình đã định trước. Biểu hiện của sức khỏe chính là sự tuần hoàn trôi chảy của khí – huyết mà không có gì ngăn ngại. Nếu hệ thống vận hành của cơ thể hoạt động hiệu quả, nó sẽ giúp khí huyết tưới tắm cho mỗi cơ quan tạng – phủ, mỗi tế bào trong đó mà không có ngoại lệ.
Y học phân loại các cơ quan vào các hành tương ứng. Các cơ quan sẽ nuôi dưỡng (sinh) và khắc chế lẫn nhau tạo nên một sự hoạt động quân bình trong cơ thể con người.
 - Hành Hỏa: Tạng tương ứng với Hỏa chính là Tim (tâm), hệ tim mạch và ruột non. Tim và ruột non là hai cơ quan gắn bó mật thiết trong y học Viễn Đông. Chúng nuôi dưỡng lẫn nhau. Tim là cơ quan dương vì nó có cấu trúc đặc, trong khi ruột non lại là cơ quan âm, rỗng và trương nở. Chúng không chỉ nuôi dưỡng lẫn nhau, mà còn chuyển năng lượng của mình để bổ cho Hành Thổ kế tiếp. Đó là vì sao người ta gọi các cơ quan Hành Hỏa là mẹ của Hành Thổ.
 - Hành Thổ: Tỳ vị, gồm dạ dày, tuyến tụy (lá lách). Cơ quan thuộc hành Thổ là mẹ của hành Kim.
 - Hành Kim: Phổi và ruột già. Các cơ quan hành Kim là mẹ của hành Thủy
 - Hành Thủy: Thận và bàng quang. Các cơ quan hành Thủy và mẹ của hành Mộc
 - Hành Mộc: Gan và mật. Các cơ quan hành Mộc là mẹ của các cơ quan hành Hỏa, bao gồm tim, toàn bộ hệ tuần hoàn và ruột non.
 Như vậy, vòng ngũ hành đã được hoàn tất, khép kín và liên tục.
internal organs
Nếu mỗi yếu tố hoạt động một cách tối ưu, sẽ không có một bệnh chứng nào xảy ra, và chủ thể sở hữu một tình trạng sức khỏe tuyệt vời. Nhưng ngược lại, năng lượng bị ách tắc ở một hành nào đó, các cơ quan tương ứng sẽ có triệu chứng bệnh và để lại di chứng. Bởi vậy, những người bị đau gan thường cũng bị đau tim, có vấn đề ở ruột non, và điều này làm tỳ vi bị yếu đi, dạ dày và tụy tạng đau bệnh khiến cho ruột già và phổi cũng theo đó mà chuyển bệnh.

Nếu quan sát cơ thể theo quy luật Ngũ Hành, người ta dễ dàng thấy được sự hài hòa mới làm nên sức khỏe của con người và từ đó, ta mới hiểu được tầm quan trọng của mỗi cơ quan trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

Giả dụ, người ta thường nói rằng sự tiêu hóa được thực hiện bởi dạ dày, hệ ruột, thì trong thuyết Ngũ Hành, sự tiêu hóa phụ thuộc chủ yếu vào sự hoạt động hiệu quả của tỳ vị. Trong lĩnh vực sinh học, chúng ta biết rằng lá lách có khả năng lọc bỏ những tế bào xấu hoặc chết, loại bỏ các chất thải ra khỏi máu, đồng thời truyền vào đó những tế bào miễn dịch, như lymphocytes hay các tế bào bạch cầu. Y học hiện đại không nhận thức được tụy tạng như là nền tảng của sự sống. Người ta sẵn sàng phẫu thuật cắt bỏ chúng, như một vài trường hợp ung thư, hay các căn bệnh khác.

Trong y học phương Đông, ngược lại, tỳ (lá lách) được coi như một trong những cơ quan quan trọng hàng đầu giúp cho hoạt động sống trở nên cân bằng và trật tự.

Năng lượng của tỳ (trong Đông Y gọi là tỳ khí) phát xuất từ sự chuyển động của thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Nó cộng tác cùng lúc với ruột non trong nhiệm vụ tổng hợp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, thành máu (huyết) và năng lượng (khí). Tụy tạng cũng chuyển khí tới phổi và ruột già. Chính năng lượng này đã giúp cho hoạt động hô hấp trở cũng như đào thải cặn bã trở nên dễ dàng hơn.

Năng lượng cần phải di chuyển một cách thông thoáng từ tỳ vị để có thể nuôi dưỡng được phổi và ruột già. Năng lượng của tỳ vị rất quan trọng để tạo nên sự nhu động, giúp đào thải các cặn bã bên trong ống tiêu hóa và tống chúng ra ngoài qua đường hậu môn.

Thông thường, khi tỳ vị bị bệnh sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, dư axit dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa khác, như cảm giác nóng trong, tức bụng…Vì vậy, khi hoạt động tiêu hóa bị rối loạn, chúng ta cũng cần phải xử lý ngay ống tiêu hóa. Hoạt động của tỳ vị đòi hỏi một điều kiện kiềm (base) trong cơ thể. Nếu tình trạng máu càng axit, tỳ vị sẽ càng bị suy yếu. Vì vậy, nhai kĩ các thức ăn là điều quan trọng để duy trì hoạt động của tỳ vị, bởi nước bọt là một nhân tố kiềm hóa. Nếu ta nhai càng ít, chúng ta sẽ ít nước bọt hơn, và hoạt động tỳ vị sẽ yếu đi. Trong Đông Y, người ta nói hoạt động của tỳ vị chủ về huyết.

Trong trường hợp xuất huyết dạ con hay các cơ quan khác, Đông Y khuyên nên chữa tỳ vị, bởi vì nó khơi dòng cho máu lưu thông khắp cơ thể. Nếu năng lượng của hành Thổ yếu, máu sẽ bị lạc khỏi mao mạch, tạo nên sự xuất huyết trong trong các phần mềm nhất của cơ thể.

Nếu tỳ vị (dạ dày và lá lách) bị kích thích quá đáng trong một khoảng thời gian dài, chúng sẽ trở nên suy yếu đến mức chúng sẽ không có khả năng chuyển năng lượng tới phổi và ruột già, khiến cho hai cơ quan này suy yếu theo.

Mối liên hệ giữa lá lách và ruột già cũng giống như giữa ruột già và thận ;giữa thận và gan, giữa gan và tim, giữa tim và lá lách.
VÒNG TƯƠNG SINH – VÒNG TƯƠNG KHẮC
Nếu gan ở trong tình trạng tốt, tim sẽ trở nên mạnh khỏe. Nếu trái tim hoạt động lành mạnh, hoạt động của hệ thống tiêu hóa cũng sẽ được tăng cường. Nếu hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, hoạt động của phổi và ruột già sẽ được tăng cường. Hoạt động của phổi và ruột già tốt sẽ bảo đảm cho chức năng của thận và bàng quang. Thận hoạt động tốt sẽ quay trở lại nuôi dưỡng cho chức năng gan. Đó là vòng tương sinh. Các cơ quan đều phụ thuộc vào nhau. Nếu một cơ quan bị bệnh sẽ dẫn đến cả cơ thể bị bệnh.

Với vòng tương khắc : tim rộn ràng sẽ làm ức chế phổi và khiến chúng ta khó thở. Hoạt động quá mức của thận sẽ khiến cho tim bị mệt. Nếu hoạt động của gan bị rối loạn, cả hệ thống tiêu hóa sẽ bị bệnh.

NGŨ HÀNH VÀ NGŨ VỊ



Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể « bổ » chúng bằng các vị. 
Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng Vòng tương sinh và Vòng tương khắc, ta có thể rút ra được:

- Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa)
- Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim) ( nhất là đồ nướng)
- Vị cay nồng (do gia vị) đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc)
- Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ)
- Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị- hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy)

NGŨ HÀNH VÀ NGŨ CỐC TƯƠNG ỨNG

Bảng bên cho ta thấy tầm quan trọng phải kết hợp nhiều loại ngũ cốc để bảo đảm các cơ quan được hoạt động tối ưu. Trong trường hợp một cơ quan bị yếu đi, người ta cần phải chăm sóc bằng cách tăng lượng ngũ cốc tương ứng với nó, hoặc tăng lượng ngũ cốc của « hành mẹ ». Ví dụ, nếu gan có vấn đề, chúng ta cần tăng lượng lúa mì, nếp cẩm lứt, kiều mạch và xích tiểu đậu (adzuki)

NGŨ HÀNH VÀ CẢM XÚC 

Trước khi tìm đến tìm gặp một bác sĩ tâm lý hay tâm thần, hãy thử làm chủ các cảm xúc của bạn bằng các hiểu biết về Ngũ hành.

Cảm xúc = Emotion = energy in movement = năng lượng chuyển động.

Một cảm xúc chính là sự thay đổi của năng lượng tâm sinh lý. Sự biến đổi của các cảm xúc chính là 5 quá trình chuyển hóa năng lượng trong Ngũ hành.

Mỗi cơ quan, mỗi hành đều tương ứng với một cảm xúc, và luôn có hai mặt : cân bằng năng lượng và mất cân bằng năng lượng. Bằng cách chuyển đổi một cách hài hòa từ một cảm xúc tích cực sang một cảm xúc khác, chúng ta sẽ có một sự an bình về tâm lí.

★ Sự thẳng thắn tạo ra vui mừng, hạnh phúc

★ Hạnh phúc sẽ tạo ra tình yêu, lòng từ bi

★ Lòng từ bi tạo nên phẩm cách

★ Tôn trọng tạo nên sự thích ứng

★ Sự thích ứng tạo nên sự thẳng thắn.

Thử suy nghĩ về những quy trình này và hãy áp dụng trong đời sống của bạn. Tuy vậy, sự vượt trội của một trạng thái cảm xúc cũng có thể phá vỡ sự cân bằng (áp dụng vòng tương khắc)

★ Quá thẳng tính sẽ làm mất tình yêu thương.

★ Vui mừng thái quá phá hủy tư cách.

★ Yêu thương mù quáng làm người ta đánh mất sự thích ứng (không nhận thức được xung quanh)

★ Cố tỏ ra đạo mạo sẽ làm mất sự trung thực

★ Sự thích ứng thái quá (dao động thái quá) sẽ làm mất đi niềm vui Xét theo các cảm xúc tiêu cực, ta có:

★ Sự giận giữ tạo ra chứng cuồng loạn

★ Chứng cuồng loạn sinh ra sự hoang mang, đau khổ

★ Hoang mang, đau khổ tạo ra sự buồn rầu, tuyệt vọng

★ Tuyệt vọng khiến người ta lo sợ

★ Sợ hãi khiến người ta giận giữ

Ta cũng có thể xoa dịu các cảm xúc bằng cách kích thích tạo ra một cảm xúc khác

★ Để không bị thất vọng, hãy yêu thương.

★ Để không bị lo sợ, hãy sống có phẩm cách

★ Để khôn bị giận giữ, hãy học cách chấp nhận, thích ứng

★ Để không bị cuồng loạn, cần phải thẳng thắn.

★ Để không bị đau khổ, ta cần những niềm vui.

THỨC ĂN THEO NGŨ HÀNH


Việc sa đà vào một nhóm thực phẩm có thể dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng, cuối cùng sinh ra bệnh tật.

Hành hỏa: Tim và ruột non
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có gia vị cay sẽ hủy hoại tim và ruột non của bạn. Việc ăn uống thừa thãi chất béo và cholesterol từ động vật cũng có hậu quả tương tự.

Nếu tim và ruột non hoạt động kém, tốt nhất là hãy bỏ hẳn ăn thịt đỏ, trứng và sản phẩm từ sữa ra khỏi thực đơn, những thứ làm tăng cholesterol trong máu dẫn đến việc tim phải làm việc mệt mỏi để đưa oxi và máu đi nuôi cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm quá dương (quá co rút và đông lạnh), đặc biệt là muối tinh, sẽ làm yếu tim và ruột non của bạn

Thức ăn bổ hành hỏa gồm có ngô, rau cải Bruxelles, hành tây, hành lá, hành búi, đậu lăng da cam, dâu tây và quả mâm xôi. Các thực phẩm có vị đắng, như lá cây diếp xoăn, bồ công anh, rễ ngưu bàng cũng kích thích hoạt động của tim và ruột non.Chúng ta chỉ cần một số lượng ít những thức ăn này là đủ, nếu như chúng ta tiêu thụ thường xuyên. Tốt hơn hết là bạn hãy thay đổi cách phối hợp các thực phẩm thuộc hành hỏa mà bạn ăn. Việc sa đà vào một nhóm thực phẩm có thể dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng, cuối cùng sinh ra bệnh tật. Và hãy nhớ là ăn thực phẩm đúng mùa, vì ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bao gồm môi trường và khí hậu. Dâu tây, cà chua không có vào mùa đông vì một lí do đơn giản : đó là thực phẩm của mùa xuân, nên ta chỉ có thể thêm chúng vào thực đơn vào một thời điểm duy nhất trong năm. Lòng tin và lòng biết ơn chính là cội nguồn của niềm vui.

Hành thổ: Dạ dày và lá lách (tỳ, vị)

Đường cát trắng và các thực phẩm giàu axit sẽ rất hại cho tỳ vị, điều này bao gồm cả những đồ uống ngọt. Trái lại, những thực phẩm có vị ngọt nhẹ từ rau củ, như bí, bí đỏ hokkaido, cà rốt…lại kích thích chức năng của tỳ vị. Chúng bồi bổ cho tỳ vị của bạn. Trong các loại ngũ cốc, kê chính là loại tốt nhất cho hành thổ. Những người mắc bệnh dạ dày và tuyến tụy (như tiểu đường), cần ăn nhiều các món ăn làm từ kê và bí đỏ.

Các loại muối khoáng cũng rất quan trọng để đảm bảo sự hoạt động trơn tru của tỳ vị. Các loại rau củ là thực phẩm lí tưởng nhất vì chúng rất giàu chất khoáng, đều thích hợp với hoạt động của dạ dày, tuyến tụy. Lá cây cải lá (collard) (loại rau củ vùng Nam Bắc Mỹ giống như rau chân vịt), với châu Âu là rau cải xoăn…là những loại chứa nhiều muối khoáng nhất, nhất là canxi.

Chức năng của tỳ vị còn được tăng cường bởi việc nhai kĩ và nhuyễn hóa thực phẩm. Nước bọt là một chất kiềm, và dạ dày rất axit. Những thực phẩm được nhai kĩ, nhuyễn, sẽ được tiêu hóa dễ dàng trong dạ dày và trung hòa các axit trong đó, tạo sự cân bằng nội môi. Các thực phẩm quá cay hay quá chua đều khiến cho sự cân bằng này bị phá vỡ, thường là axit hóa nhiều hơn, dẫn đến các chứng đau bụng, đau dạ dày, viêm loét, lâu dần tạo nên ung thư dạ dày.

Hành kim: Phổi và ruột già
Gạo lứt và các loại rau củ phổ biến như bắp cải, súp lơ, củ cần tây, xà lách son (cải xoong), củ cải, hành tây…rất tốt cho phổi và ruột già. Theo y học cổ củ sen, rễ gừng, củ cải đen, củ cải trắng (daikon), tỏi và lá cải mù tạt đều là những thảo dược dành cho phổi và ruột già. Những thức ăn nấu với vị hơi cay, và ăn với số lượng ít có thể cải thiện hoạt động của ruột già.

Các bài tập, bao gồm chạy bộ, xe đạp…rất tốt cho phổi và ruột già. Về cơ bản, các loại chất xơ đều giúp ích rất nhiều cho ống tiêu hóa, tăng thời gian vận hóa thức ăn cũng như dọn sạch những « rác » và tống chúng ra khỏi cơ thể. Đa số các thực phẩm kể trên đều chứa chất xơ, bao gồm gạo lứt và các loại rau củ, đều rất tốt cho ruột già. Ngược lại, các thực phẩm từ động vật, nhất là thịt đỏ, lại chính là kẻ thù của ruột già vì chúng cực kì khó tiêu. Chất béo, nhất là chất béo động vật, trứng, phô mai cứng, là những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ruột kết. Thịt đỏ rất khó tiêu, bởi vì nó không thể nhai kĩ được hoàn toàn bằng nước bọt cũng như không thể phân giải được hết trong đường ruột. Những người bị đau ruột già hay các bệnh đại tràng cần phải tránh xa các thực phẩm khó tiêu, đặc biệt là thịt. Phổi đặc biệt nhạy cảm với sữa và dầu. Những thức ăn như khoai tây chiên, sữa, sữa chua, các thực phẩm giàu chất béo hay chiên dầu nhiều sẽ gây ách tắc trong phổi, bít lại sự trao đổi khí. Để giải quyết điều này, ta cần phải thực hiện chế độ ăn ít dầu ít mỡ. Nếu các bạn hay bị ho, hãy tránh xa các loại cá như cá xạc đin hay cá thu. Khói thuốc lá, rất dương sẽ gây khắc chế và ung thư phổi

Hành thủy: Thận và bàng quang
Các thực phẩm tăng cường và kích thích hoạt động của thận là các loại đậu và một lượng muối nhỏ. Nhiều muối quá, ngược lại sẽ gây yếu thận và tăng huyết áp. Cần phải định lượng thực phẩm một cách hợp lí. Tất cả các loại đậu đều bổ thận, nhưng đậu đỏ adzuki, hay còn gọi là xích tiểu đậu là loại hiệu quả nhất để trị các chứng về thận.

Trong số các loại ngũ cốc, đại mạch và kiều mạch là tối ưu cho thận ; các loại rong biển, như phổ tai (kombu), hijiki, wakame và nori đều tăng cường hoạt động cho cơ quan này. Nếu thận bạn yếu, hãy sử dụng nước gừng để áp vào vùng thận, hoặc uống dưới dạng trà (đặc biệt là trà Mu).

Hành mộc: Gan và mật
Các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, rượu, đều đầu độc gan và mật. Những người bị sỏi mật thường có triệu chứng đau dữ dội ở vùng dưới ngực. Thường là những viên sỏi này được lấy ra bằng cách phẫu thuật, nhưng cơ thể ta có thể đào thải chúng một cách dễ dàng ; chỉ bằng việc thay đổi thực phẩm : giảm lượng chất béo và những thực phẩm giàu cholesterol. Chế độ ăn thực dưỡng bao gồm các loại ngũ cốc, đậu, rau củ (ưu tiên rau củ xanh lá), rong biển, nước tương cổ truyền, miso…có thể giúp lấy lại được sức mạnh vốn có cho gan và mật của chúng ta.

Trân trọng

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét