Vào 0h20 (giờ Hà Nội) ngày 22/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên chuyên cơ Air Force One, rời Mỹ để bắt đầu chuyến công du Việt Nam.
Trước đó, thời gian dự kiến chuyên cơ chở ông Obama tới Nội Bài vào khoảng 1h sáng ngày 23/5.
Theo kế hoạch, đoàn của Tổng thống Barack Obama có 4 chuyên cơ.
Ngoài chiếc Air Force One chở Tổng thống Obama, một chiếc chở Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, một chiếc dự bị cho Tổng thống và một chiếc chở cộng đồng doanh nhân Mỹ tháp tùng.
Theo quy chế phục vụ chuyên cơ, thời gian ưu tiên đường băng là 5 phút. Tuy nhiên, phía Mỹ đã đề nghị được “ưu tiên đặc biệt” nâng lên 10 phút và đã được Cục Hàng không VN chấp thuận, yêu cầu các đơn vị phục vụ chuyên cơ thực hiện.
Chỉ sau khi chuyên cơ cuối cùng trong đoàn lăn bánh vào đường lăn, sân đậu, đường băng mới mở cửa trở lại cho các hoạt động của máy bay thương mại.
Đoàn chuyên cơ phục vụ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ được miễn kiểm tra an ninh hàng không.
Theo lịch trình chi tiết chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama do phía Mỹ công bố, chương trình chính thức sẽ bắt đầu tại Hà Nội vào ngày thứ hai (23/5).
Chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hạ cánh tại Hà Nội đúng 9 giờ 30 tối 22/5. Tại phi trường quốc tế Nội Bài, ông Đào Việt Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam, và ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, đã chào mừng ông Obama đến Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm sẽ kéo dài đến ngày 25/5. Sau đây là bài tường trình từ Hà Nội của An Tôn.
Khi đoàn xe của Tổng thống Obama rời Sảnh VIP của phi trường Nội Bài, tòa nhà chỉ dành để đón tiếp các quan chức và khách cấp cao, họ đi ngang qua những dãy cột cờ treo quốc kỳ Mỹ và Việt Nam và hai bích chương lớn màu đỏ mang các dòng chữ vàng “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021!” và “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp là trực tiếp góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Dường như đó là một cách phía chủ nhà gây ấn tượng với phái đoàn cấp cao Mỹ về việc người dân Việt Nam được thực hiện quyền bầu cử, lựa chọn những người đại diện cho họ ở quốc hội và các hội đồng địa phương.
Đây là chuyến thăm thứ ba của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới đất nước Đông Nam Á này kể từ sau năm 1975. Tổng thống Obama sẽ có lịch làm việc bận rộn, bắt đầu với lễ đón chính thức và hội đàm vào ngày 23/5 với Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, và dự kiến sau đó hai nhà lãnh đạo sẽ ký kết một số thỏa thuận.
Tổng thống Obama bước xuống sân bay Nội Bài từ Chuyên cơ Air Force One, ngày 22/5/2016.
Theo trình tự thời gian, Tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cả ông Quang, bà Ngân và ông Phúc đều mới tuyên thệ nhậm chức hồi đầu tháng 4 năm nay.
Cùng ngày 23/5, Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người mà ông đã đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái.
Tôi hy vọng đấy là một tuyên ngôn về mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như sự cam kết của Hoa Kỳ ở châu Á, sự cam kết của Hoa Kỳ bảo đảm hòa bỉnh, ổn định và tự do hàng hải và thực hiện các công ước quốc tế về biển trên Biển Đông...Tôi cũng hy vọng là Hoa Kỳ sẽ có cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy nền dân chủ, nhân quyền và các giá trị khác mà cả hai nước đều đã cam kết.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói.
Sự kiện cuối cùng mà ông Obama thực hiện ở Hà Nội là phát biểu về quan hệ Mỹ-Việt vào sáng 24/5 trước khoảng 2.000 khách là các nhà hoạt động xã hội, cựu sinh viên du học Mỹ, cựu thành viên các chương trình của chính phủ Mỹ và các khách khác.
Nêu kỳ vọng về bài phát biểu của ông Obama, chuyên gia kinh tế có nhiều ảnh hưởng Lê Đăng Doanh nói với đài VOA:
“Tôi hy vọng đấy là một tuyên ngôn về mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như sự cam kết của Hoa Kỳ ở châu Á, sự cam kết của Hoa Kỳ bảo đảm hòa bỉnh, ổn định và tự do hàng hải và thực hiện các công ước quốc tế về biển trên Biển Đông. Tôi cũng hy vọng Hòa Kỳ sẽ cam kết tiếp tục hợp tác với Việt Nam, xây dựng một nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Tôi cũng hy vọng là Hoa Kỳ sẽ có cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy nền dân chủ, nhân quyền và các giá trị khác mà cả hai nước đều đã có cam kết.”
Trong các ngày 24/5 và 25/5, Tổng thống Mỹ thăm thành phố Hồ Chí Minh, động lực chính của nền kinh tế Việt Nam. Ông sẽ thăm Chùa Ngọc Hoàng, gặp một số doanh gia trẻ của Việt Nam, tham gia một cuộc thảo luận nêu cao lợi ích của hiệp định thương mại tự do Xuyên Thái Bình Dương TPP đối với cả hai nước, và sẽ chủ tọa một cuộc hội thảo với các thành viên của Chương trình Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á YSEALI.
Chuyến thăm Việt Nam từ ngày 22/5 đến 25/5 là một phần trong chuyến công du Á Châu lần thứ 10 của nhà lãnh đạo Mỹ. Rời Tp. HCMC, ông Obama sẽ đến thăm Nhật Bản cho đến ngày 28.
Chuyến thăm diễn ra vào lúc ông chỉ còn tại nhiệm tổng thống đến tháng 1 năm 2017, sau khi nước Mỹ bầu ra tổng thống mới.
Áp phích chào đón Tổng thống Obama trên đường phố Hà Nội.
Với việc Mỹ sẽ có chính quyền mới trong khi những nhân vật quan trọng có nhiều can dự với Việt Nam ngày một già đi và rời khỏi chính trường, một cố vấn cấp cao về chính sách đối ngoại của Việt Nam nhận định trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải xây dựng mối quan hệ với các nhân vật có tầm ảnh hưởng mởi ở Mỹ để tiếp tục duy trì đà tiến của quan hệ giữa hai nước.
Dù gì thì gì, bạn gì đi nữa, phải có những cái chung. Mà chung về lợi ích sẽ là nền tảng vững chắc nhất. Chúng tôi rất tin tưởng vào tương lai quan hệ Việt-Mỹ. Và chúng tôi tin tưởng thế hệ trẻ hiện nay và trong tương lai giữa hai nước Việt, Mỹ sẽ có nhiều thứ để chia sẻ.
Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói
Nhưng vị chuyên gia cố vấn cũng cho rằng hai nước chia sẻ những lợi ích chung và đó là một nền tảng bền vững cho mối quan hệ.
Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói với VOA Việt ngữ:
“Tới đây muốn thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ sẽ cần phải có những người bạn mới, sẽ phải rất mất công tìm kiếm những người bạn trong quốc hội, trong nhân dân, trong các doanh nghiệp, trong đoàn thể. Nhưng rất may mắn là trong chính sách tái cân bằng, với quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng phát triển, đặc biệt là chính sách hội nhập quốc tế mà đảng và nhà nước Việt Nam đang khởi xướng và thực thi, đó là những tiền đề chủ quan và khách quan rất quan trọng để cả hai bên có thể chia sẻ những lợi ích chung. Dù gì thì gì, bạn gì đi nữa, phải có những cái chung. Mà chung về lợi ích sẽ là nền tảng vững chắc nhất. Chúng tôi rất tin tưởng vào tương lai quan hệ Việt-Mỹ. Và chúng tôi tin tưởng thế hệ trẻ hiện nay và trong tương lai giữa hai nước Việt, Mỹ sẽ có nhiều thứ để chia sẻ”.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản nêu bật cam kết của Tổng thống Obama đối với chiến lược tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương, và có mục đích gia tăng sự hợp tác về ngoại giao, kinh tế và an ninh với các quốc gia trong khu vực
Chiếc xe trong đoàn bảo vệ Tổng thống Mỹ rời khách sạn chiều nay. Ảnh: Văn Chung
Sau nghi lễ đón tiếp chính thức, Tổng thống Barack Obama sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Kết thúc cuộc gặp song phương, hai nhà lãnh đạo sẽ tổ chức họp báo chung.
Tiếp đó, Tổng thống Mỹ sẽ tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ông sẽ dự tiệc chiêu đãi, rồi hội đàm song phương với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Dự kiến, vào ngày thứ ba (24/5), ông Obama sẽ có bài phát biểu tập trung vào quan hệ song phương, các lĩnh vực hợp tác và tầm nhìn tương lai về quan hệ hai nước.
Tiếp đó, Tổng thống Mỹ sẽ rời Hà Nội để đến TP.HCM. Tại đây, ông sẽ thăm chùa Ngọc Hoàng(còn có tên là chùa Phước Hải, nằm ở đường Mai Thị Lựu, quận 1).
Tổng thống Obama tiếp đó sẽ tham dự một sự kiện tập trung vào mối quan hệ thương mại song phương.
Ông có thể gặp gỡ một số doanh nhân trẻ của Việt Nam và tham dự một cuộc thảo luận về những lợi ích mà hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cho hai nước.
Hiền Anh - Minh Thư
- Bữa tiệc chiêu đãi Nhà nước Tổng thống Obama thăm VN sẽ do lãnh đạo cấp cao VN chủ trì. Có một câu hỏi mà những người làm lễ tân ngoại giao sẽ phải vắt óc suy nghĩ xem nên thiết kế một thực đơn hấp dẫn thế nào để đón chào người đứng đầu Nhà Trắng thăm VN vào trưa mai.
Thực đơn chiêu đãi ông Obama trong buổi chiêu đãi Nhà nước ở Hà Nội chắc chắn được giữ bí mật.
Phía ngoại giao nhà nước ta có nhiều kênh để tham khảo trước khi chốt chính thức. Nhưng bạn đọc có thể tham khảo qua tiết lộ của tờ Washington Post.
Tờ này dẫn lời đội ngũ nhân viên của Tổng thống Mỹ Barack Obama tiết lộ, ông rất thích dùng cơm cá hồi.
Tờ báo mô tả, bát cơm cá hồi đầy ắp hương vị kiểu này lấy cảm hứng từ những món ăn Việt Nam ăn cùng với cá hồi kèm nước sốt gừng pha chút ớt. Ông Obama được cho là rất khoái khẩu những món làm từ ớt.
Theo trang Foodandwine, ở Việt Nam, gừng rất được ưa chuộng trong chế biến món ăn, nhất là khi đi kèm với loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng như vịt. Trong món ăn nói trên, nước sốt vị gừng đậm đà sẽ dung hòa tốt các loại axit giàu omega-3.
Reggie Love, trợ lý đắc lực của Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên năm 2007 chia sẻ, Obama còn yêu thích sandwich. Ông cũng ăn cá và gà nhưng nướng chứ không rán.
Tờ báo mô tả, bát cơm cá hồi đầy ắp hương vị kiểu này lấy cảm hứng từ những món ăn Việt Nam ăn cùng với cá hồi kèm nước sốt gừng pha chút ớt. Ông Obama được cho là rất khoái khẩu những món làm từ ớt.
Theo trang Foodandwine, ở Việt Nam, gừng rất được ưa chuộng trong chế biến món ăn, nhất là khi đi kèm với loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng như vịt. Trong món ăn nói trên, nước sốt vị gừng đậm đà sẽ dung hòa tốt các loại axit giàu omega-3.
Reggie Love, trợ lý đắc lực của Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên năm 2007 chia sẻ, Obama còn yêu thích sandwich. Ông cũng ăn cá và gà nhưng nướng chứ không rán.
Tổng thống Mỹ thường nói "không" với thức ăn nhanh, soda và cà phê. Ông thích uống nước cam hoặc trà xanh vào buổi sáng.
Khi công du nước ngoài, nếu Tổng thống Mỹ muốn dùng bữa thì các trợ tá sẽ không gọi phục vụ phòng khách sạn.
Một nhân viên phục vụ của Hải quân Hoa Kỳ sẽ được chọn chuẩn bị thức ăn cho Tổng thống trong nhà bếp của các khách sạn. Nếu phải làm tiệc lớn thì người này sẽ mặc đồng phục của khách sạn và đích thân phục vụ Tổng thống.
John Doherrty, đầu bếp trưởng của khách sạn Waldorf Astoria ở New York trong suốt 30 năm cho biết: "Ai tiếp xúc với thức ăn của Tổng thống đều phải qua kiểm tra an ninh. Chỉ một hoặc hai người được giao việc này. Họ phải hiểu trọng trách là cần đưa ra những món Tổng thống thích, để ông cảm thấy như đang ở nhà".
Hồi năm 2000, khi Tổng thống Bill Clinton thăm VN, trong công tác chuẩn bị, VN thiết kế một thực đơn để đặt khách sạn Metropole thực hiện.
Có điểm lưu ý, đó là dù nước chủ nhà có chủ đích giới thiệu ẩm thực Việt nhưng vẫn có chút pha trộn cho phù hợp với khẩu vị của đặc khách.
Theo đó, tiệc chiêu đãi có món súp nấm khai vị, nem rán cùng thịt bò bít tết và món tráng miệng.
An ninh của cả hai phía cùng kiểm tra an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi quá trình chế biến từ đầu đến khi nấu thành phẩm. Món ăn nấu xong sẽ chiết mẫu để lưu một thời gian sau mới được hủy.
Thái AnHôm nay, Tổng thống Obama bắt đầu các hoạt động thăm chính thức VN. Lễ đón chính thức do Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì.
Sau lễ đón, hai nguyên thủ sẽ chụp ảnh lưu niệm, hội đàm song phương và chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Tổng thống Mỹ Obama tới sân bay Nội Bài tối qua. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Trước khi dự tiệc chiêu đãi của lãnh đạo cấp cao VN trưa nay, ông Obama sẽ có một cuộc họp báo tại trung tâm Hội nghị quốc tế trước đông đảo báo chí trong và ngoài nước về chuyến thăm VN.
Tổng thống Obama thăm chính thức VN theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tiếp nối chuyến thăm Hoa Kỳ gần đây nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 7/2015.
Chung Hoàng
Trong cuộc họp báo chung có sự tham gia của Tổng thống Obama và Chủ tịch Quang, Hoa Kỳ tuyên bố "dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam".
Ông Quang đọc thông cáo nói hai bên "nhất trí ưu tiên cao hơn việc giải quyết hậu quả chiến tranh, và cam kết tiếp tục hợp tác tích cực về vấn đề này".
Ông Obama nói việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí chứng tỏ quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn bình thường.
18:30 tin mới nhất
Từ Nhật, Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu, nói tin Mỹ xóa lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam sẽ được Nhật Bản hoan nghênh.
Ông Tetsuo Kotani làm việc ở Viện Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản.
Ông nói: “Với Tokyo, đây là tin tốt vì vẫn còn sự nhạy cảm chính trị để có thể phát triển hợp tác quốc phòng sâu hơn giữa Việt Nam và Nhật do khác biệt hệ thống chính trị.”
Việt Nam đã kêu gọi Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.
FACEBOOK 16:55
Diễn viên Lan Phương
Diễn viên Lan Phương khoe ảnh chụp thư mời đến buổi nói chuyện của ông Obama sáng 25/5 tại TP. Hồ Chí Minh.
Cô chia sẻ "rất háo hức chờ tới gặp gỡ ông Obama".
Cô nói: “Theo cảm nhận của tôi thì Tổng thống Mỹ Obama là người cởi mở, gần gũi và thân thiện. Điều khiến tôi ngưỡng mộ ông là ông ủng hộ hòa bình. Ngoài ra, ông còn là một người chồng, người cha tuyệt vời”.
Cô có tên trong danh sách thành viên của tổ chức YSEALI (Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á) của lãnh sự quán Mỹ.
Hoa hậu Đặng Thu Thảo và diễn viên Quốc Thuận cũng được mời gặp ông Obama.
BLOG 16:55
Zing
Phóng viên báo Zing chụp được cảnh công an hộ tống Cadillac One của Tổng thống Mỹ Barack Obama đổ xăng ở ngã tư Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh vào trưa 23/5.
16:55
Trung Quốc đã có phản ứng đầu tiên về quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương mà Tổng thống Obama thông báo sáng 23/5 tại Hà Nội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại Bắc Kinh: "Cấm vận vũ khí là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh. Đáng ra điều này phải không xảy ra".
Bà Hoa nói tiếp: "Bởi vậy, chúng tôi hy vọng điều này có ích cho hòa bình và ổn định trong khu vực."
Hoàn Cầu Thời báo trong bài xã luận hôm thứ Hai 23/5 thì nói: "Chủ đề Biển Đông đang kéo Hoa Kỳ và Việt Nam lại gần nhau. Tuy nhiên sự khác biệt về tư tưởng luôn luôn đẩy hai nước này ra xa".
Tờ báo nhận định: "Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành đồng minh của Mỹ như Philippines. Việt Nam sẽ luôn lo lắng thiệt hơn trong quan hệ với Mỹ".
BLOG 15:53
Trương Nhân Tuấn Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn trong bài ' Ý nghĩa của việc bỏ cấm vận vũ khí' viết:
Tổng thống Obama vừa tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương có điều kiện đối với Việt Nam.
Nhiều người Việt Nam phản ứng vui mừng. Nhưng theo tôi, sự việc chỉ thay đổi về cách nói, cách diễn đạt, mà thực chất vẫn không đổi: Mỹ chỉ bán vũ khí cho Việt Nam nếu Việt Nam tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền.
Chuyến thăm viếng của Obama thể hiện nhiều điều miễn cưỡng.
Trở ngại duy nhất để hai bên Việt-Mỹ tiến tới hợp tác “đồng minh” vẫn là chế độ chính trị.
Cho dù Mỹ đã tỏ thái độ “nhìn nhận và tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam” nhưng chính điều này đã ngăn cản tầm nhìn về tương lai của hai bên.
Mỹ có thế "chống" Trung Quốc với những đồng minh truyền thống của họ. Điều Mỹ mong muốn là Việt Nam không đứng về Trung Quốc để chống lại Mỹ. Việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương (có điều kiện) cho phép Mỹ gạt bỏ lo ngại này.
Việt Nam cũng có thể dùng vũ khí của Mỹ, bằng phương cách của mình, để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông.
Điều chắc chắn là Mỹ sẽ thắng và Việt Nam sẽ thua.
Nếu lường được hệ quả (của việc thua trận), lãnh đạo Việt Nam cần phải biết mình phải làm gì bây giờ.
FACEBOOK 15:31
Phóng viên báo Zing chụp được cảnh công an hộ tống Cadillac One của Tổng thống Mỹ Barack Obama đổ xăng ở ngã tư Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh vào trưa 23/5.
16:55
Trung Quốc đã có phản ứng đầu tiên về quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương mà Tổng thống Obama thông báo sáng 23/5 tại Hà Nội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại Bắc Kinh: "Cấm vận vũ khí là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh. Đáng ra điều này phải không xảy ra".
Bà Hoa nói tiếp: "Bởi vậy, chúng tôi hy vọng điều này có ích cho hòa bình và ổn định trong khu vực."
Hoàn Cầu Thời báo trong bài xã luận hôm thứ Hai 23/5 thì nói: "Chủ đề Biển Đông đang kéo Hoa Kỳ và Việt Nam lại gần nhau. Tuy nhiên sự khác biệt về tư tưởng luôn luôn đẩy hai nước này ra xa".
Tờ báo nhận định: "Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành đồng minh của Mỹ như Philippines. Việt Nam sẽ luôn lo lắng thiệt hơn trong quan hệ với Mỹ".
BLOG 15:53
Trương Nhân Tuấn Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn trong bài ' Ý nghĩa của việc bỏ cấm vận vũ khí' viết:
Tổng thống Obama vừa tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương có điều kiện đối với Việt Nam.
Nhiều người Việt Nam phản ứng vui mừng. Nhưng theo tôi, sự việc chỉ thay đổi về cách nói, cách diễn đạt, mà thực chất vẫn không đổi: Mỹ chỉ bán vũ khí cho Việt Nam nếu Việt Nam tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền.
Chuyến thăm viếng của Obama thể hiện nhiều điều miễn cưỡng.
Trở ngại duy nhất để hai bên Việt-Mỹ tiến tới hợp tác “đồng minh” vẫn là chế độ chính trị.
Cho dù Mỹ đã tỏ thái độ “nhìn nhận và tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam” nhưng chính điều này đã ngăn cản tầm nhìn về tương lai của hai bên.
Mỹ có thế "chống" Trung Quốc với những đồng minh truyền thống của họ. Điều Mỹ mong muốn là Việt Nam không đứng về Trung Quốc để chống lại Mỹ. Việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương (có điều kiện) cho phép Mỹ gạt bỏ lo ngại này.
Việt Nam cũng có thể dùng vũ khí của Mỹ, bằng phương cách của mình, để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông.
Điều chắc chắn là Mỹ sẽ thắng và Việt Nam sẽ thua.
Nếu lường được hệ quả (của việc thua trận), lãnh đạo Việt Nam cần phải biết mình phải làm gì bây giờ.
FACEBOOK 15:31
Trinity Hồng Thuận
Từ California, Hoa Kỳ, nhà hoạt động nhân quyền Trinity Hồng Thuận bình luận:
“Chỉ ít giờ đồng hồ sau khi đặt chân đến Việt Nam, Tổng thống Obama đã tuyên bố một quyết định gây chấn động: Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Trong khi đó, trước chuyến đi trên chỉ vài ngày, Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống - ông Ben Rhodes - còn cho rằng "Chúng tôi vẫn chưa có quyết định cuối cùng liên quan đến vấn đề này, chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là chủ đề thảo luận với Việt Nam".
Trong nhiều buổi gặp gỡ giữa giới ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ và các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ, vấn đề nhân quyền luôn được Hoa Kỳ nhấn mạnh sẽ là ưu tiên chính trong việc xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam.
Không biết quyết định trên đến từ sự nhượng bộ nào từ phía Việt Nam: cải thiện nhân quyền hay gia tăng hiện diện quân sự tại Đà Nẵng và Cam Ranh, hay cả hai?
Tôi không chống việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vì tôi vẫn nghĩ đây là quyết định tốt cho Việt Nam trên đường dài. Nhưng cho đến giờ phút này, có lý do để cảm thấy thất vọng về khả năng đàm phán yếu ớt của phía Hoa Kỳ, vì vẫn chưa thấy được Việt Nam có bất cứ sự nhượng bộ nào rõ rệt ngoài những trò bịp rẻ tiền như việc thả cha Lý mới đây.
Trong lúc Obama tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí, thì có tin nhà báo Đoan Trang bị bắt vì chính quyền lo ngại cô sẽ gặp với Tổng thống Obama”.
15:14
Phil Robertson, giám đốc khu vực Châu Á của Tổ Chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch:
"Trong khi ông Obama gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, nhà chức trách Việt Nam đang bận rộn bắt giữ nhà báo Đoan Trang và các nhà hoạt động nhân quyền khác trên đường phố và tại nhà họ."
"Rất bất ngờ, Tổng thống Obama vừa vứt bỏ những gì còn lại là đòn bẩy của Hoa Kỳ để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam - và cơ bản là chẳng làm gì với việc đó. Chính phủ Hoa Kỳ đã nói với Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm phải cho thấy cải thiện trong hồ sơ nhân quyền nếu họ muốn được tưởng thưởng bằng hợp tác kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn."
"Hôm nay, Tổng thống Obama đã tưởng thưởng Việt Nam mặc dù họ không chưa làm gì, như: chính phủ chưa loại bỏ bất kỳ điều luật đàn áp nào, không thả một số lượng lớn tù chính trị, cũng không có cam kết nào quan trọng. Tổng thống Obama vừa cho Việt Nam một món quà mà họ không xứng đáng."
BLOG 15:14
Nhà hoạt động Trịnh Hội
Đang ở Đức trong chuyến vận động cho những tù nhân chính trị như Nguyễn Văn Đài và Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trịnh Hội, giám đốc điều hành tổ chức Voice, bình luận với BBC:
“Tôi nghĩ có hai vấn đề chúng ta cần phải lưu ý. Đó là việc tổng thống Obama tuyên bố sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí đối với Việt Nam khác với việc trên thực tế Việt Nam có thể mua vũ khí của Mỹ trong tương lai hay không”.
“Tổng thống Obama đã cho biết việc mua được hay không sẽ tùy từng trường hợp một cũng như tùy vào tình trạng nhân quyền có được cải thiện hay không. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này”.
“Là một người có cả hai quốc tịch Việt và Mỹ, tôi nghĩ là Việt Nam cần phải được giúp đỡ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc nhưng điều này phải phụ thuộc vào việc họ có thật sự thực thi những cam kết bảo vệ nhân quyền hay không. Điều đó thì chúng ta còn phải chờ xem". 15:14
Một số ý kiến về việc bỏ cấm vận vũ khí trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo:
CHINGKAKERU cho rằng đầu tư của Trung Quốc vào TP Hồ Chí Minh vô tác dụng.
Hi--jack bình luận rằng Mỹ lợi dụng Việt Nam để cân bằng với Trung Quốc.
MML nói Obama đã "mua chuộc người em trai" của Trung Quốc.
Zhsy196 dẫn câu nói: "Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn" thay vì bình luận.
BLOG 14:55
Barack Obama Điều rõ ràng trong chuyến đi này là người dân hai nước mong muốn mối quan hệ được gần gũi và sâu hơn nữa. Tôi cảm kích khi thấy thấy dòng người dân đứng ở các dãy phố chào đón đoàn xe chúng tôi đi vào trung tâm thành phố Hà Nội hôm nay.
Chiều tối 23/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry xuất hiện ở hồ Gươm trả lời phỏng vấn một hãng tin nước ngoài rồi đi dạo gần đền Ngọc Sơn.
Barack Obama Điều rõ ràng trong chuyến đi này là người dân hai nước mong muốn mối quan hệ được gần gũi và sâu hơn nữa. Tôi cảm kích khi thấy thấy dòng người dân đứng ở các dãy phố chào đón đoàn xe chúng tôi đi vào trung tâm thành phố Hà Nội hôm nay.
Chiều tối 23/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry xuất hiện ở hồ Gươm trả lời phỏng vấn một hãng tin nước ngoài rồi đi dạo gần đền Ngọc Sơn.
Ngoại trưởng Mỹ trò chuyện với nữ phóng viên quốc tế. Ảnh: Bá Đô.
Khoảng 18h ngày 23/5, nhiều người dân bất ngờ khi thấy 6 chiếc xe dừng bên bờ hồ Hoàn Kiếm, cạnh khu vực đền Ngọc Sơn. Trong bộ vest sẫm màu, Ngoại trưởng Mỹ bước ra từ một chiếc Cadillac rồi đi dạo quanh vườn hoa gần đền Ngọc Sơn.
Thấy nhiều người dân chào đón, Ngoại trưởng đứng lại chào hỏi và cho biết đã nhận trả lời phỏng vấn một hãng tin nước ngoài tại đây. Ông Kerry sau đó đi lên cầu Thê Húc, vào thăm đền Ngọc Sơn, vừa đi vừa trò chuyện với nữ phóng viên.
Hay tin Ngoại trưởng Mỹ đến, hàng nghìn người dân kéo đến kín cả con đường, trong đó có đông du khách nước ngoài. Khi ông Kerry từ trong đền Ngọc Sơn trở ra, tiếng vỗ tay vang lên rào rào. Đáp lại mọi người, ông tươi cười, vẫy tay chào thân thiện.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tháp tùng Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam từ tối 22/5, kéo dài đến 25/5. Hôm nay, ông Obama đã lần lượt gặp 4 lãnh đạo cấp cao của Việt Nam gồm: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Kerry đi dạo quanh bờ hồ Gươm cùng nữ phóng viên. Ảnh: Bá Đô.
Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc Sơn, thuộc hồ Hoàn Kiếm (Ba Đình, Hà Nội). Ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 19, thờ Văn Xương đế quân - vị thần quản lý văn chương, khoa cử và Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho tu sửa đền, xây đình Trấn Ba, xây lại cầu Thê Húc gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền, xây đài Nghiên, tháp Bút trên núi Ngọc Bội trước đền Ngọc Sơn.
Đền Ngọc Sơn, hồ Gươm, cầu Thê Húc tạo thành quần thể công trình kiến trúc làm nên biểu tượng của Hà Nội, thu hút người dân trong nước, khách quốc tế ghé thăm mỗi lần đến thủ đô.
90 phút Tổng thống Obama ở Phủ Chủ tịch
Sáng 23/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có buổi hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang và tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
10h30 sáng 23/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra tận ôtô đón khách.
Ông Obama bắt tay các thành viên trong đoàn đón tiếp.
Tổng thống Mỹ và Chủ tịch nước Trần Đại Quang chuẩn bị làm lễ chào cờ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama duyệt đội danh dự.
"Dù chúng ta đang nói về quan hệ thương mại và kinh tế hay tham vấn quân đội với quân đội, hay hoạt động nhân đạo, hay các vấn đề hậu quả chiến tranh..., trên mọi mặt những gì chúng ta thấy là hợp tác được tăng cường vì lợi ích của nhân dân hai nước", Tổng thống Mỹ nói. Ảnh: Reuters
11h40, Mỹ và Việt Nam ký kết một số văn bản. Trong đó, Bộ Công thương ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn General Electric nhằm hợp tác trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, mục tiêu sản xuất tối thiểu 1.000 MW từ các dự án điện gió cho tới năm 2025; Tổng giám đốc Boeing - Ray Conner và Tổng giám đốc Vietjet Air - Nguyễn Thị Phương Thảo ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing, trị giá hơn 11 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2023. Ảnh: GE
Sau lễ ký kết, Tổng thống Obama tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Nhà sàn Hồ Chủ tịch.
Nhà sàn từng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc, mang đậm dấu ấn lịch sử và là di sản kiến trúc, văn hóa của Việt Nam.
Ông Obama cho cá ăn trước sự chứng kiến của thành viên phái đoàn Mỹ và quan chức Việt Nam.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét