Ảnh minh hoạ: Internet
Khi uống phải muối chì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu ngộ độc cấp như rát miệng, nôn, đau bụng, ỉa phân đen sau đó táo bón, có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng urê huyết… Trường hợp ngộ độc chì trường diễn: xuất hiện vành đen ở lợi miệng rất sớm, người có thể có dấu hiệu thần kinh như thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, nhức đầu, hoang tưởng ảo giác.
Rau muống
Đây là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Phụ nữ mang thai ăn phải rau muống nhiễm chì có nguy cơ làm cho thai nhi kém phát triển hoặc làm dị dạng thai nhi.
Trẻ em ăn rau muống nhiễm chì càng có nguy cơ bị ảnh hưởng hơn. Biểu hiện cấp tính có thể là ngộ độc, nôn mửa, co giật. Nhiễm độc mãn tính rất khó phát hiện, gây ảnh hưởng đến trí não, khiến cho trẻ không thông minh, chậm lớn và thiếu máu.
Để chọn được rau muống an toàn cho gia đình, chị em nội trợ cần lưu ý nhận biết rau muống nhiễm chì qua những điểm sau:
- Rau muống bị nhiễm chì có thân to hơn bình thường.
- Lá rau có màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng.
- Sau khi luộc rau, nước rau muống sẽ có màu xanh nhạt. Khi nguội nước đổi thành màu xanh đen, có vẩn đen kết tủa.
- Rau muống nhiễm chì ăn có vị chát chứ không ngọt.
Ngao, trai, ốc, hến...
Các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội đã cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...
Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. Th.S-BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu nói: “Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa”.
Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng “ngấm” kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn.
Những thực phẩm có tác dụng giải độc chì
Một số thực phẩm sau đây không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều thành phần có khả năng phòng ngừa nhiễm độc chì.
Tôm khô: Tôm khô là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, tôm khô có thể dùng để nấu canh bầu, canh ngót…vị ngọt nhẹ nhàng, thanh, mát thích hợp với không khí nóng bức mùa hè và giải độc chì.
Cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.
Gan : Gancó chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho sức khỏe.Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Mộc nhĩ đen: Nấm đen có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.
Thịt bò: Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, hàng ngày bạn nên bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp cơ thể tăng cường giải độc chì.
Trà xanh: Trà xanh có tác dụng điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào gây ung thư. Uống trà xanh thường xuyên giúp cơ thể bạn thải độc chỉ và giảm tới 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. Th.S-BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu nói: “Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa”.
Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng “ngấm” kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn.
Những thực phẩm có tác dụng giải độc chì
Một số thực phẩm sau đây không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều thành phần có khả năng phòng ngừa nhiễm độc chì.
Tôm khô: Tôm khô là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, tôm khô có thể dùng để nấu canh bầu, canh ngót…vị ngọt nhẹ nhàng, thanh, mát thích hợp với không khí nóng bức mùa hè và giải độc chì.
Cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.
Gan : Gancó chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho sức khỏe.Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Mộc nhĩ đen: Nấm đen có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.
Thịt bò: Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, hàng ngày bạn nên bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp cơ thể tăng cường giải độc chì.
Trà xanh: Trà xanh có tác dụng điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào gây ung thư. Uống trà xanh thường xuyên giúp cơ thể bạn thải độc chỉ và giảm tới 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Hai thảo dược giúp cơ thể giải độc chì tốt nhất
Rau mùi có thể thải các kim loại nặng như nhôm, thủy ngân, và chì khỏi cơ thể. (destigter-photo/iStock)
Chì là một kim loại được ưa chuộng trong nhiều ngành công nghiệp. Nó chống ăn mòn, dễ dàng uốn nắn mà không gãy, giá rẻ. Chì đã được sử dụng rộng rãi từ thời La Mã cổ đại, và hiện vẫn còn thấy trong hệ thống các đường ống nước hiện đại. Thật không may, chì cực độc đặc biệt là đối với trẻ em.
Triệu chứng của nhiễm độc chì bao gồm có suy giảm nhận thức, vô sinh, mệt mỏi nhiều và thậm chí là tử vong. Chì gây tổn thương mọi cơ quan trong cơ thể, nhưng hệ thần kinh trung ương chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Một nghiên cứu phát hiện thấy với mỗi 5mg/dL nồng độ chì tăng trong máu, sẽ làm tăng 50% tội ác bạo lực. Nghiên cứu khác phát hiện thấy trẻ phơi nhiễm chì có “thể tích não giảm đáng kể”, khả năng học tập kém, nguy cơ mắc ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) và các vấn đề về hành vi, cũng như suy giảm trí nhớ và chức năng điều hành ngay cả khi phơi nhiễm với nồng độ thấp.
Nước chứa chì hơn 1 phần tỷ là quá nhiều, gây nguy hại cho sức khoẻ (Ảnh: NadezhdaShour/iStock)
Các quan chức sức khỏe cộng đồng cho biết không có nồng độ phơi nhiễm chì an toàn, nhưng cũng không dễ để giữ khoảng cách với kim loại này.
Tại các khu dân cư gần khu công nghiệp nặng, chì có thể được tìm thấy với nồng độ đáng kể ở không khí, nước, và đất. Chì còn có trong những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, như dầu nhớt, khói thuốc lá, một số mỹ phẩm, và thuốc nhuộm tóc. Chì cũng có trong một số loại sơn, trong các thực phẩm đóng hộp có hàn bằng chất hàn gắn sử dụng chì, ở đồ chơi trẻ em có sơn chì (trẻ hay ngậm nên dễ ngộ độc), và trong nguồn nước do đường ống dẫn nước pha chì cung cấp. Đặc biệt, một số loại thuốc cam không rõ nguồn gốc có nguy cơ gây ngộ độc chì cấp do có thể chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép.
Các nhà khoa học đã biết tới sự nguy hiểm của phơi nhiễm chì từ những năm 1920, nhưng hiện nay chúng ta vẫn đang thoát khỏi nó.
Nghiệm pháp tạo phức để giải độc chì
Chì là chất độc nguy hiểm, một khi vào cơ thể, chì chống lại các quá trình đào thải độc thông thường. Vì vậy cần trợ giúp bên ngoài để đào thải chì hiệu quả.
Phương pháp điều trị ngộ độc kim loại nặng được gọi là nghiệm pháp tạo phức. Nghiệm pháp này giúp lôi những kim loại nặng tích tụ (thường là chì và thủy ngân) ra khỏi cơ thể. Những hóa chất được sử dụng là các axit amin tổng hợp, trong đó phổ biến nhất là EDTA (Ethylene Diamine Tetracetic Acid).
Chế độ ăn uống giúp giữ nồng độ chì ở mức thấp
Nghiệm pháp tạo phức được chấp thuận ở Mỹ bởi Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ để đào thải kim loại nặng, và từ năm 1940 các axit amin tổng hợp đã được sử dụng để bảo vệ công nhân khỏi tác hại của phơi nhiễm chì.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo không sử dụng phương pháp này mà không có sự giám sát của nhân viên y tế được đào tạo vì sự thải độc quá nhanh và mất những kim loại cần thiết do EDTA đào thải ra thay vì thải chì.
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giữ nồng độ chì ở mức thấp. Các bác sĩ ở Trung tâm Y Tế Hurley khuyến khích ăn chế độ ăn giàu sắt, canxi, và vitamin C để bảo vệ cơ thể.
Một số loại thực phẩm nhất định thực sự có thể giúp đào thải chì dễ dàng hơn, trong đó hai thực phẩm tuyệt vời nhất là tỏi và rau mùi.
Giải độc chì bằng tỏi
Bí mật giúp thải chì của tỏi phầm lớn nằm ở sulfur. (ipopba/iStock)
Một nghiên cứu xuất bản năm 2012 cho thấy các triệu chứng của ngộ độc chì giảm khi đối tượng dùng chiết xuất tỏi. Chiết xuất tỏi hoạt động tốt như axit amin tổng hợp mà không có tác dụng phụ (đau đầu, kích thích). Các nhà nghiên cứu kết luận tỏi là “thuốc an toàn hơn” axit amin tổng hợp để “điều trị ngộ độc chì nhẹ đến trung bình”.
Bí mật thải độc chì của tỏi phần lớn nằm ở sulfur. Theo các nhà nghiên cứu, sulfur oxi hóa các kim loại nặng như chì, khiến nó hòa tan trong nước, vì vậy dễ dàng được thải ra ngoài.
Các thực phẩm giàu sulfur khác bao gồm có hành, trứng, rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải Brussels.
Rau mùi hỗ trợ giải độc chì
Rau mùi có thể thải các kim loại nặng như nhôm, thủy ngân, và chì khỏi cơ thể. (destigter-photo/iStock)
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau mùi có thể thải kim loại nặng như nhôm, thủy ngân, và chì khỏi cơ thể. Trong nghiên cứu trên động vật, rau mùi làm giảm hấp thu chì vào xương (nơi các kim loại nặng thường tích tụ). Các nhà nghiên cứu tại Mexico đã phát triển một máy lọc nước dùng rau mùi và đào thải thành công chì, niken.
Bác sĩ Yoshiaki Omura thuộc Hiệp hội nghiên cứu bệnh tim tại New York được cho là người đầu tiên phát hiện ra khả năng giải độc chì của rau mùi vào năm 1990. Ý tưởng đến khi ông phát hiện thấy nồng độ kim loại nặng trong nước tiểu của một bệnh nhân chỉ vừa ăn món súp Việt Nam tăng.
Đối với một số người tích tụ nhiều kim loại nặng, chỉ riêng rau mùi không đủ để giúp bạn. Trong các hướng dẫn lâm sàng có kết hợp rau mùi với một loại tảo gọi là rong tiểu câu. Rong tiểu câu giúp ngăn ngừa nhiễm độc trở lại – tức là kim loại trước đó trú ngụ ở các mô sâu nay trở lại máu, và gây ra các triệu chứng tái nhiễm độc. Rong tiểu câu gắn với các kim loại mà rau mùi thải ra vì vậy các độc tố được đào thải ra khỏi cơ thể một cách an toàn.
Các biện pháp tự nhiên khác
Pectin là một chất xơ tan trong nước được tìm thấy trong nhiều loại rau quả, nhưng nhiều nhất trong quả đào, quả táo, trái cây họ cam quít. Một nghiên cứu năm 2008 quan sát những trẻ em nằm viện có nồng độ chì trong máu cao phát hiện thấy dùng pectin cam quít tinh chế giúp tăng lượng giải độc chì qua nước tiểu lên 132% trong 24h.
Các thảo dược như cây ngưu bàng, rễ bồ công anh được dân gian dùng để đào thải chất độc ra khỏi máu, gồm cả các kim loại nặng.
Than hoạt tính từ cây liễu thường có trong các thực phẩm bổ sung giải độc, đặc biệt là để thải kim loại nặng. Để giải độc nhẹ, trộn một thìa bột than với khoảng 230ml nước và uống. Tuy trông màu không hấp dẫn nhưng bạn yên tâm vì nó gần như không mùi vị.
Đất sét betonite thường được dùng làm để đắp mặt nạ giúp cải thiện làn da, nhưng còn được sử dụng trong các sản phẩm thanh thải ruột vì nó đẩy các chất độc ra khỏi ruột. Hãy dùng với một chút nước.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh (Đại Hải biên dịch)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét