=> Khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc

Chùa Tháp lớn nhất thế giới ở Thái Nguyên

Đại gia có tiếng sẽ xây Chùa Tháp lớn nhất thế giới, dự kiến có thể chứa được 5.000 đến 10.000 người trong cùng thời điểm tại Thái Nguyên.

Theo thiết kế của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, chủ đầu tư dự án xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, công trình chùa Tháp thuộc khu du lịch này sẽ là một trong những Tháp Phật giáo lớn nhất thế giới với vốn đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng.

Các dự án thành phần khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc sẽ có quy mô không thua kém khu chùa Bái Đính.

Tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường – chủ đầu tư dự án xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đã nêu ý tưởng thiết kế, xây dựng chùa Tháp trong tổng thể của dự án thành phần khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc tại khu vực Đền Gàn, thuộc xóm 10, xã Vạn Thọ (Đại Từ).

Theo đó, chùa Tháp có chiều cao 150m, nền móng Tháp có chiều rộng 10.000m2. Chùa Tháp được thiết kế bằng cách đổ bê tông phần thô (do thợ Việt Nam đảm nhiệm), còn toàn bộ nội thất trang trí bên trong và bên ngoài Tháp (phật; 12 nghìn bức tranh đá kể về cuộc đời của đức Phật…) sẽ do các nghệ nhân, thợ của 2 nước Indonesia và Ấn Độ chế tác tại nước Indonesia, Ấn Độ.

Sau khi hoàn thiện xong tượng phật, 12 nghìn bức tranh đá tại Indonesia và Ấn Độ sẽ được Doanh nghiệp Xuân Trường đưa về Tháp lắp đặt. Riêng phần móng của Tháp là do các chuyên gia và thợ của Nhật Bản đảm nhiệm.

Mô hình chùa Tháp sẽ được xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: thainguyen.gov.vn.

Theo kế hoạch dự kiến, doanh nghiệp này sẽ đặt móng trong năm 2016, phần thô sẽ được làm xong trong 5 năm để đón khách vãng cảnh, bái phật và sẽ hoàn thành chùa Tháp trong vòng 10 năm (2016-2026)… Sau khi hoàn thành, chùa Tháp có thể chứa được từ 5.000-10.000 người trong cùng một thời điểm. 
Theo như kế hoạch thiết kế xây dựng, thuyết trình và mô hình Tháp của nhà đầu tư Xuân Trường thì chùa Tháp tại tỉnh Thái Nguyên sẽ là một trong những Tháp phật giáo lớn nhất thế giới.

Trước đó, ngày 17/2, tại khu vực điểm đi tích lịch sử văn hóa Đền Gàn, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức lễ động thổ xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc với tổng mức đầu tư dự kiến 15.000 tỷ đồng.

KIỀU CHÂU

Theo đó UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có buổi làm việc với Công ty xây dựng Xuân Trường nhằm thống nhất các nội dung liên quan đến dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc và việcxây Chùa Tháp lớn nhất thế giới tại Thái Nguyên.

Đại gia xây Chùa Tháp lớn bậc nhất thế giới ở Thái Nguyên

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Trường chủ đầu tư dự án đã báo cáo lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về ý tưởng thiết kế, xây dựng Chùa Tháp lớn nhất thế giới trong tổng thể của dự án trên. Theo đó, Chùa Tháp có chiều cao 150m, nền móng rộng 10.000m2. Công trình này có thể chứa được từ 5.000 đến 10.000 người trong cùng một thời điểm.

Ông Trường cho biết toàn bộ nội thất trang trí bên trong và bên ngoài Tháp (tượng Phật, 12.000 bức tranh đá kể về cuộc đời của đức Phật…) sẽ do các nghệ nhân, thợ của 2 nước Indonesia và Ấn Độ chế tác tại các quốc gia này, sau đó mới đưa về Tháp để lắp đặt. Riêng phần móng của Tháp là do các chuyên gia và thợ của Nhật Bản đảm nhiệm.

Dự kiến, công trình sẽ đặt móng trong năm 2016.
Dự án tâm linh Hồ Núi Cốc được khởi công vào tháng 2, có tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng gồm nhiều công trình, hạng mục và được đầu tư trong 20 năm, theo hai giai đoạn. Giai đoạn một từ 2016 đến 2020, giai đoạn 2 từ 2020 đến 2035.Nga Quỳnh 

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường được giao làm chủ đầu tư dự án kéo dài trong 20 năm. Giai đoạn một được hoàn thành vào năm 2019. 

UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết ngày 17/2 vừa tổ chức lễ động thổ xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng gồm nhiều công trình, hạng mục và được đầu tư trong 20 năm, theo hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu từ 2016-2020, nhà đầu tư sẽ xây dựng hệ thống đường vào Hồ Núi Cốc dài 21km, đường quanh hồ khoảng 35km và đường kết nối với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa Thái Nguyên. Bên cạnh đó là hệ thống hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thay thế Hồ Núi Cốc, cổng vào khu du lịch, khu đền thờ và Chùa Tháp cao 150m, đền thờ Tam Thánh, khu trung tâm đón tiếp, bến thuyền, bến xe điện...

Dự kiến các hạng mục đầu tư trong giai đoạn một sẽ hoàn thành trong năm 2019 và bắt đầu tổ chức đón khách du lịch, phật tử và nhân dân lễ phật và chiêm bái cảnh quan du lịch trong năm 2019.
Giai đoạn 2 của dự án dự kiến thực hiện trong 15 năm (2020–2035). Chủ đầu tư sẽ xây dựng khu vui chơi, giải trí, khu tiểu cảnh quanh hồ, khách sạn, khu resort cao cấp, nghỉ dưỡng, làng văn hóa du lịch.

Dự án được tỉnh Thái Nguyên giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (tỉnh Ninh Bình) làm chủ đầu tư. Đơn vị này từng làm chủ đầu tư nhiều dự án du lịch tâm linh như dự án Quần thể khu du lịch Tràng An – Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam). 

Núi Cốc là hồ nhân tạo nằm liền kề dưới chân núi Tam Đảo, được khởi công xây dựng từ năm 1973, trải dài trên địa bàn huyện Đại Từ, thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên với diện tích mặt nước rộng khoảng 2.500 ha, với gần 89 hòn đảo lớn nhỏ. Ngoài chức năng thủy lợi, Hồ Núi Cốc còn có tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh....

Ngọc Tuyên

Hồ Núi Cốc với cảnh quan thiên nhiên đầy hấp dẫn

Vào những ngày cuối năm 2015, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch, thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường nhằm các mục tiêu: Đầu tư đồng bộ khu du lịch sinh thái, tâm linh Hồ Núi Cốc kết nối với khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang), khu du lịch hồ Ba Bể (Bắc Kạn)… thành mắt xích quan trọng trong chuỗi du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, lịch sử với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tạo thành quần thể du lịch mang tầm cỡ Quốc gia, Quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới; bảo vệ, cải tạo cảnh quan môi trường, trồng cây xanh chống biến đổi khí hậu môi trường; quảng bá, giới thiệu sản phẩm trà, văn hóa trà - đặc sản của địa phương, nâng cao giá trị, xứng tầm “Đệ nhất danh trà Việt Nam”; giải quyết việc làm ổn định và tăng thu nhập cho hàng chục nghìn lao động, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương và nộp ngân sách hàng năm cho tỉnh; đồng thời nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho địa phương, cải tạo cảnh quan môi trường và không gian kiến trúc khu vực xây dựng theo đúng quy hoạch được phê duyệt.

Dự kiến phân khu chức năng chính của dự án gồm 03 khu chính:

Khu văn hóa tâm linh: Xây dựng Chùa Tháp cao 150 m thờ Đức phật cứu khổ ban vui, cầu cho Quốc thái dân an; đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu; đền thờ Tam Thánh: Cao Sơn, Quý Minh Đại Vương, Trần Hưng Đạo. Đáp ứng nhu cầu tâm linh, giữ gìn bản sắc vă hóa dân tộc.Khu dịch vụ đón tiếp: Xây dựng khu trung tâm đón tiếp, khu ẩm thực, khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, khu bến thuyền, bến xe điện, cây xanh, thảm cỏ.


Khu làng văn hóa các dân tộc: Xây dựng thành quần thể tái hiện các cấu trúc làng, bản của các dân tộc Việt Nam với quy hoạch và kiến trúc dân gian nhằm gìn giữ phát triển và giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Tổng mức đầu tư cho dự án xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng, được thực hiện trong thời gian 20 năm (từ năm 2016 đến năm 2035). Giai đoạn 1 của dự án (2016 – 2020), nhà đầu tư tập trung xây dựng các công trình giao thông: Tuyến đường trục chính từ thành phố Thái Nguyên vào khu du lịch khoảng 15 km; đường nối Quốc lộ 261 về Hồ Núi Cốc dài 6km, đường quanh Hồ Núi Cốc 35 km; đường kết nối từ Hồ Núi Cốc đến Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; xây dựng 2 cổng chính vào khu du lịch: Vị trí 1 tại nút giao đường cao tốc với đường trục chính vào trung tâm thành phố, kết nối với đường vào khu du lịch; vị trí 2 tại nút giao phía tây với đường tỉnh lộ 261; xây dựng các công trình thủy lợi như hệ thống tưới tiêu đảm bảo nguồn nước phục vụ cho nông nghiiệp thay thế nước Hồ Núi Cốc. 

Dự kiến đến đầu năm 2020 công trình hoàn thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón khách du lịch.

Lễ động thổ Dự án xây dựng Hồ Núi Cốc đã được diễn ra thành công tốt đẹp

Sau hơn 1 tháng nghiên cứu khảo sát, lập quy hoạch, ngày 17/02/2016 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Bính Thân), tại điểm di tích lịch sử văn hóa Đền Gàn (xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ), Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã cùng với UBND tỉnh Thái Nguyên tiến hành tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc thành công tốt đẹp.

Khu văn hóa tâm linh với chùa tháp cao 150m 

Với một doanh nghiệp đã thành công với nhiều dự án du lịch tâm linh trên địa bàn cả nước, điển hình như dự án: Quần thể khu du lịch Tràng An – Chùa Bái Đính, tại tỉnh Ninh Bình; Khu du lịch Tam Chúc tại tỉnh Hà Nam. Đây là hai dự án tiêu biểu có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, là điểm đến của du khách trong nước và quốc tế, mang lại những giá trị văn hóa, lịch sử và kinh tế xã hội cho các địa phương có dự án đầu tư. Cùng với kinh nghiệm đầu tư các dự án du lịch mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, tỉnh Thái Nguyên tin tưởng và đặt kỳ vọng vào nhà đầu tư trong việc đầu tư xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc sẽ mở ra một hướng đi mới cho Du lịch Thái Nguyên, góp phần tạo động lực để thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư vào Hồ Núi Cốc, hàng năm thu hút khoảng 6,5 triệu khách tham quan du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tác giả: Thúy Hằng - Thanh Tâm – Hương Giang
Nguồn tin: http://honuicoctourism.gov.vn


Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương, một xã nổi tiếng với những đồi chè bạt ngàn của Thái Nguyên là bạn có thể tới danh thắng Hồ Núi Cốc. Đây là một hồ nước nhân tạo được xây dựng từ năm 1993 tới 1994. Ngoài mục đích để cung cấp nước tưới tiêu cho các đồi chè thì hồ còn được xây dựng để ngăn bớt lũ ở vùng hạ lưu sông Cầu. Dần dần, với sự đầu tư xây dựng khu du lịch Hồ Núi Cốc trên diện tích 19.000ha đã biến nơi này trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất tại Thái Nguyên


Hồ Núi Cốc điểm dừng chân không thể bỏ qua tại Thái NguyênMới đặt chân tới Hồ Núi Cốc điều làm cho du khách thích thú nhất chính là không gian thiên nhiên trong lành, mát mẻ của nơi này. Thường được các du khách lựa chọn đầu tiên chính là du đi thuyền để ngắm nhìn phong cảnh sơn thủy hữu tình của hồ. Những đảo đất phủ rợp cây xanh trôi nổi gữa lòng hồ tạo nên một cảnh quan hét sức hoang sơ mà vẫn đầy cuốn hút. Cảm giác như được hòa mình vào thiên nhiên mênh mông rộng lớn của hồ, của núi là một trải nghiệm khó có thể quên trong lòng mỗi du khách. Vừa đi ngắm cảnh vừa được nghe câu chuyện truyền thuyết về nàng Công, chàng Cốc càng làm cho chuyến đi trở nên thú vị hơn bap giờ hết.


Phong cảnh sơn thuỷ hữu tình ở Hồ Núi Cốc


Kết hợp với vẻ đẹp thiên nhiên là các công trình kiến trúc nhân tạo độc đáo


Công viên nước Hồ Núi Cốc 


Thế giới âm phủ tại Hồ Núi CốcNgoài việc đầu tư xây dựng các công trình tham quan thì Hồ Núi Cốc cũng có rất nhiều các khu trò chơi để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách khi tới đây.


Trò chơi đĩa bay mang lại cảm giác mạnh được nhiều bạn trẻ yêu thích


Trò chơi cá heo lướt sóng


Đạp thiên nga ngắm cảnh cũng là một lựa chọn thú vị


Du ngoạn quanh Hồ Núi Cốc bằng tàu lượn


Đu quay là trò chơi thu hút nhiều thiếu nhi tại Hồ Núi CốcSự đa dạng về các loại hình du lịch chính là một trong những điểm nổi bật khiến cho du khách thập phương chọn Hồ Núi Cốc là điểm dừng chân trong các kì nghỉ của mình. Du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, tham quan, văn hóa tâm linh, tất cả bạn đều có thể tìm thấy tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.


Các công trình văn hóa tâm linh chính là điểm nhấn trong thiên nhiên núi, hồ của nơi này


Chùa Thiên Thác Vàng tại Hồ Núi Cốc


Các pho tượng phật đồ sộ tại Chùa Thác Vàng Đặc biệt, sân khấu nhạc nước tại khu du lịch Hồ Núi Cốc được xem là một trong những sân khấu nhạc nước hoành tráng nhất Việt Nam. Du khách sau chuyến hành trình tham quan của mình thì có thể dừng chân tại đây và thưởng thức các tiết mục biểu diễn vô cùng độc đáo.


Sân khấu nhạc nước Hồ Núi CốcVới tất cả những ưu thế của mình thì khu du lịch Hồ Núi Cốc hứa hẹn sẽ là điểm đến lí tưởng dành cho bất kì du khách nào khi tới Thái Nguyên.


Bí ẩn về tỷ phú Xuân Trường, ăn chay và những siêu dự án nghìn tỷ mang tầm thế giới


Với tâm niệm sống "đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời", tỷ Phú Xuân Trường đã mạnh tay chi rất nhiều tiền để xây dựng các công trình nổi tiếng, để đời như là một cách để “ghi danh” cho mình.

Từ trước tới nay thông tin về tỷ phú Xuân Trường - Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường hầu như rất ít bởi tỷ phú này không thích xuất hiện trước giới truyền thông.

Ông được biết đến là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.

Ông Trường từng chia sẻ: “Có người đã đúc kết rất đúng rằng, đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời.

Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”.

Có lẽ vì suy nghĩ như vậy nên doanh nhân này đã mạnh tay chi rất nhiều tiền để xây dựng các công trình nổi tiếng, để đời như là một cách để “ghi danh” cho mình.

Ông Trường là người đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư, cùng nhiều khu du lịch khác như khu du lịch Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Khu du lịch Tam Trúc - Ba Sao (Hà Nam), khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hà Nam)....

Tỷ phú Xuân Trường và duyên phận với ngôi chùa nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến nhiều nhất từ khi mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) vào năm 2006.

Ông cũng chính là người chi 100.000 USD đích thân sang Ấn Độ đón Ngọc xá lợi về ngôi chùa này.

Chùa Bái Đính đã được Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014.

Chùa Bái Đính được ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục châu Á và khu vực như tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.

Tượng phật 100 tấn bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á trong điện Pháp Chủ

Ngoài ra, chùa còn giữa nhiều kỷ lục của Việt Nam như chuông đồng lớn nhất Việt Nam 36 tấn.

Khu chùa rộng nhất Việt Nam với 539 ha, khu chùa có hành lang La Hán 3 km dài nhất châu Á, khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m, Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.

Và đây cũng là khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam,100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha).

Mới đây, đại gia này đã tiết lộ khách sạn 200 tỉ trên diện tích 20.000m2. Đây là khách sạn hạng sang theo phóng cách Á Đông cổ điển, với nguyên vật liệu chính là các loại gỗ quý hiếm như trắc, cẩm lai, gỗ đỏ.

Hiện chùa Bái Đính mới chỉ hoàn thiện được 9 hạng mục và vẫn còn 14 hạng mục nữa chưa được xây dựng, hoàn thiện xong.

Sau khi hoàn thiện, chùa Bái Đính sẽ còn có nhiều cái nhất không chỉ với Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.

10 năm âm thầm xây dựng siêu quần thể du lịch 11.000 tỷ lớn hơn Bái Đính
Trong suốt 10 năm qua, ít ai biết rằng vị tỷ phú nhiều duyên phận với những dự án du lịch tâm linh đã thực hiện siêu Dự án Khu du lịch Tam Trúc - Ba Sao tại Hà Nam với quyết tâm đưa quần thể này trở thành di sản thế giới.

Ước vọng của ông chủ Xuân Trường là khi đại dự án Tam Chúc - Ba Sao hoàn thành là từ 4 bến thuyền, du khách sẽ bồng bềnh như trôi trên mặt nước mênh mông biển hồ Tam Chúc, ngồi trên nhà nổi mặt hồ Tay Ngai nhâm nhi chút rượu quê nóng ấm và thưởng nhạc.

Còn trên cáp treo bay bổng giữa không trung sẽ đưa du khách thăm núi Thất Tinh.

Du khách có thể vào thăm Thung Vạc, nơi vạc đã từng sinh sống hàng bầy. Du khách cũng sẽ sững sờ, hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi vào trung tâm khu du lịch văn hóa - tâm linh nằm trong quần thể chùa Ba Sao rộng 150 ha.

Tượng phật ở khu du lịch Tam Chúc

Ông Trường từng cho biết, Bái Đính kiến trúc 1 ngôi chùa lớn thì Tam Chúc - Ba Sao khi hoàn thành có hàng trăm chùa tháp với hàng ngàn bức tượng Phật.

Nơi đây còn có cả một không gian tâm linh phụ trợ như Động Vòng, Động Cô Đôi, Chùa Thiên Phúc và khu vườn Phật 300 ha.

Dự kiến trong năm nay sẽ đưa vào hoạt động một số công trình chính, với những sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa - tâm linh, vui chơi giải trí, tham quan - nghỉ dưỡng... Các hạng mục công trình còn lại dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020.

Mong muốn đưa khu du lịch đảo Cái Tráp ​10.000 tỷ ngang tầm thế giới
Dường như những siêu dự án như Bái Đính hay Tam Chúc vẫn chưa thỏa được tâm niệm để lại cho đời của vị tỷ phú Xuân Trường.

Chính vì thế, cuối năm 2015, ông chủ Xuân Trường lại tiếp tục có tờ trình đề nghị thành phố Hải Phòng chấp thuận chủ trương, cho doanh nghiệp đầu tư dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Khu du lịch đảo Cái Tráp).

Trên tổng diện tích đất hơn 450ha của đảo Cái Tráp, tỷ phú Xuân Trường dự kiến đầu tư 9.800 tỷ đồng, phát triển đảo Cái Tráp thành quần thể du lịch tổng hợp.

Trong đó, nổi bật là khu tâm linh với diện tích 88,7ha với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 150m và khu dịch vụ đón tiếp 108ha cho khu dịch vụ với khách sạn 5 sao, và đặc biệt là có cả casino, sân golf...


Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là một ý tưởng có tính đột phá, mở hướng phát triển mới cho ngành du lịch vùng duyên hải Bắc Bộ.

Tỷ phú Xuân Trường từng cho biết, dự án thành công sẽ tạo ra điểm nhấn cho quần thể du lịch ven biển, kết nối với khu du lịch tâm linh Tràng Kênh - khu dự trữ sinh quyển Cát Bà - khu di tích lịch sử Bạch Đằng (Quảng Ninh).

Dự kiến, sớm nhất trong năm 2016 tỷ phú Xuân Trường sẽ khởi công xây dựng dự án.

Ấp ủ ý tưởng xây dựng siêu dự án Tháp Phật Giáo 10.000 tỷ cao nhất thế giới

Mới đây có thông tin tỷ phú Xuân Trường - Giám đốc Công ty Xuân Trường sẽ xây dựng Tháp phật giáo cao nhất thế giới 10 nghìn tỷ đồng tại khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên đã gây xôn xao dư luận.

Theo như kế hoạch thiết kế xây dựng, thuyết trình và mô hình Tháp của tỷ phú Xuân Trường thì chùa Tháp tại tỉnh Thái Nguyên sẽ là chùa Tháp hội tụ đầy đủ linh khí của đất nước Việt Nam và sẽ là một Tháp phật giáo lớn nhất thế giới.

Cụ thể, tòa tháp sẽ có chiều cao 150m, nền móng Tháp có chiều rộng 10.000m2, có thể chứa được từ 5 đến 10 nghìn người trong cùng một thời điểm. Chùa Tháp được thiết kế bằng cách đổ bê tông phần thô, phần này sẽ do thợ Việt Nam đảm nhiệm.

Toàn bộ nội thất trang trí bên trong và bên ngoài Tháp gồm 12 nghìn bức tranh đá kể về cuộc đời của đức Phật sẽ do các nghệ nhân, thợ của 2 nước Indonexia và Ấn Độ chế tác.

Sau khi hoàn thiện xong tượng phật, 12 nghìn bức tranh đá tại Indonexia và Ấn Độ sẽ được Doanh nghiệp Xuân Trường đưa về Tháp lắp đặt. Riêng phần móng của Tháp là do các chuyên gia và thợ của Nhật Bản đảm nhiệm.

Mô hình chùa Tháp sẽ được xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên sẽ là một Tháp phật giáo lớn nhất thế giới

Theo kế hoạch, Doanh nghiệp sẽ nỗ lực hết sức để có thể đặt móng trong năm 2016, phần thô sẽ được làm xong trong 5 năm để đón khách vãng cảnh, bái phật và sẽ hoàn thành chùa Tháp trong vòng 10 năm (2016-2026)…

Dự kiến, tổng kinh phí xây dựng chùa Tháp khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

Theo Cafef/TTVN

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét