Nhìn ông, ít ai có thể ngờ ông đã 94 tuổi, cái tuổi mà bạn bè ông hầu hết đã về với tổ tiên.
Đầu óc minh mẫn, mắt còn rất sáng, khuôn mặt hồng hào, ông vẫn tiếp tục cuộc hành trình “ở trọ trần gian” của mình một cách có ích, lạc quan. Ông tên là Nguyễn Văn Mười, ngoài chuyện sống thọ ông còn có những khả năng đặc biệt mà không ai có được…
Thoát chết nhờ có khả năng ngồi thiền trên mặt nước
Chúng tôi tìm đến nhà ông Mười, căn nhà đơn sơ nằm sau Đình thần Khánh Vân, thuộc ấp Khánh Vân, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên (Bình Dương), ngôi đình mà chính tay ông đã xây dựng lên cách đây hơn chục năm để làm nơi giúp đỡ cho những người nghèo khó, bệnh tật.
Nhìn ông Mười, không ai nghĩ ông tuổi đã ngoài 94. Bởi vì, trông ông còn rất khỏe và minh mẫn. Nói về bí quyết sống thọ của mình, ông Mười cười vui vẻ: “Tất cả là nhờ ngồi thiền và tu tâm dưỡng tính”. Kể về cuộc đời mình, ông bảo, họ tên đầy đủ của ông là Nguyễn Văn Mười (SN 1920, quê gốc tại Bến Tre).
Gia đình ông có tất cả 10 anh em. Mẹ ông mất từ khi ông vừa tròn bảy tuổi. Cũng vì điều kiện khó khăn, nên ông chỉ học trường làng mấy năm rồi ở nhà nấu cơm, chăn trâu cắt cỏ phụ giúp gia đình. Ông Mười kể: “Họ gốc của tôi không phải là họ Nguyễn mà là họ Phan, con cháu của ông Phan Thanh Giản (là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn, trong lịch sử Việt Nam – PV). Nhưng do bị giặc Pháp truy lùng ráo riết, nên sau này trốn chạy lên Bình Dương đã đổi thành họ Nguyễn. Có lẽ tôi được di truyền những khả năng đặc biệt từ thời ông bà nên tôi có những cái ít ai có được.
Được biết, ông Mười ngoài việc có thể tự sáng chế ra nhiều loại thuốc chữa các bệnh khó trị như vảy nến, viêm xoang… ông còn có thể ngồi thiền trên mặt nước, không bị chìm. Nói về khả năng đặc biệt của mình, ông Mười cho biết: “Dù thời gian đã trôi qua lâu nhưng tôi vẫn không thể nào quên được ký ức về một lần cận kề với cái chết. Đó là khoảng năm 1952, khi giặc Pháp đem quân ra đảo Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đánh chiếm. Chúng đem xe tăng, xe cơ giới ra, bao nhiêu thứ bị chúng phá nát. Một đêm, tên cầm đầu Tư Đô quyết giết hết những người dân lành trên đảo, nên đã lùa hết mọi người lên những chiếc xe cơ giới và vứt xuống biển”.
“Đa số đều bị chết đuối hết. Số ít sống sót nhờ may mắn, hoặc biết bơi. Tôi là một trong những người sống sót, nhưng theo một cách không giống ai. Đó là nhờ cả một quá trình tu luyện của tôi. Nhưng có lẽ khả năng “lạ” của tôi có được cũng là sự di truyền từ thời ông bà. Tôi được nghe kể lại, cha tôi cũng có khả năng đứng dưới nước không bị chìm. Tôi sống sót được giữa biển nước cả ngày đêm, là nhờ phép thở ra, thở vào. Người có quá trình tu luyện đạt đến độ chín thì tinh khí sẽ cô lại, đốt không bị cháy, xuống nước không chìm...”, ông Mười cho biết thêm.
Theo như lời ông Mười, lúc bấy giờ khi bị thả xuống biển, ông cứ thế ngồi thiền, trôi nổi trên biển nhiều giờ, cho đến sáng hôm sau thì dạt vào một bờ biển gần đó. Ông Mười kể tiếp: “Thú thực, tôi không nghĩ là mình có thể sống sót được lúc đó. Khi tôi mở mắt ra thì thấy mình đã được dạt vào một bờ biển. Lạ hơn nữa, dù không được ăn thứ gì vào bụng hai ngày đêm nhưng tôi chẳng thấy đói. Lúc ấy, tôi còn sức khỏe nên đi tìm nhà dân lánh nạn. Sau lần thoát chết đó, tôi tìm đến với cách mạng. Tiếp đến, tôi tìm cách gây dựng lại ngôi chùa mang tên Hưng Quang Tự ở đảo Phú Quốc để làm nơi chữa bệnh cứu người”.
Không có “cảm giác” với phụ nữ
Chúng tôi tìm đến nhà ông Mười, căn nhà đơn sơ nằm sau Đình thần Khánh Vân, thuộc ấp Khánh Vân, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên (Bình Dương), ngôi đình mà chính tay ông đã xây dựng lên cách đây hơn chục năm để làm nơi giúp đỡ cho những người nghèo khó, bệnh tật.
Nhìn ông Mười, không ai nghĩ ông tuổi đã ngoài 94. Bởi vì, trông ông còn rất khỏe và minh mẫn. Nói về bí quyết sống thọ của mình, ông Mười cười vui vẻ: “Tất cả là nhờ ngồi thiền và tu tâm dưỡng tính”. Kể về cuộc đời mình, ông bảo, họ tên đầy đủ của ông là Nguyễn Văn Mười (SN 1920, quê gốc tại Bến Tre).
Gia đình ông có tất cả 10 anh em. Mẹ ông mất từ khi ông vừa tròn bảy tuổi. Cũng vì điều kiện khó khăn, nên ông chỉ học trường làng mấy năm rồi ở nhà nấu cơm, chăn trâu cắt cỏ phụ giúp gia đình. Ông Mười kể: “Họ gốc của tôi không phải là họ Nguyễn mà là họ Phan, con cháu của ông Phan Thanh Giản (là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn, trong lịch sử Việt Nam – PV). Nhưng do bị giặc Pháp truy lùng ráo riết, nên sau này trốn chạy lên Bình Dương đã đổi thành họ Nguyễn. Có lẽ tôi được di truyền những khả năng đặc biệt từ thời ông bà nên tôi có những cái ít ai có được.
Được biết, ông Mười ngoài việc có thể tự sáng chế ra nhiều loại thuốc chữa các bệnh khó trị như vảy nến, viêm xoang… ông còn có thể ngồi thiền trên mặt nước, không bị chìm. Nói về khả năng đặc biệt của mình, ông Mười cho biết: “Dù thời gian đã trôi qua lâu nhưng tôi vẫn không thể nào quên được ký ức về một lần cận kề với cái chết. Đó là khoảng năm 1952, khi giặc Pháp đem quân ra đảo Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đánh chiếm. Chúng đem xe tăng, xe cơ giới ra, bao nhiêu thứ bị chúng phá nát. Một đêm, tên cầm đầu Tư Đô quyết giết hết những người dân lành trên đảo, nên đã lùa hết mọi người lên những chiếc xe cơ giới và vứt xuống biển”.
“Đa số đều bị chết đuối hết. Số ít sống sót nhờ may mắn, hoặc biết bơi. Tôi là một trong những người sống sót, nhưng theo một cách không giống ai. Đó là nhờ cả một quá trình tu luyện của tôi. Nhưng có lẽ khả năng “lạ” của tôi có được cũng là sự di truyền từ thời ông bà. Tôi được nghe kể lại, cha tôi cũng có khả năng đứng dưới nước không bị chìm. Tôi sống sót được giữa biển nước cả ngày đêm, là nhờ phép thở ra, thở vào. Người có quá trình tu luyện đạt đến độ chín thì tinh khí sẽ cô lại, đốt không bị cháy, xuống nước không chìm...”, ông Mười cho biết thêm.
Theo như lời ông Mười, lúc bấy giờ khi bị thả xuống biển, ông cứ thế ngồi thiền, trôi nổi trên biển nhiều giờ, cho đến sáng hôm sau thì dạt vào một bờ biển gần đó. Ông Mười kể tiếp: “Thú thực, tôi không nghĩ là mình có thể sống sót được lúc đó. Khi tôi mở mắt ra thì thấy mình đã được dạt vào một bờ biển. Lạ hơn nữa, dù không được ăn thứ gì vào bụng hai ngày đêm nhưng tôi chẳng thấy đói. Lúc ấy, tôi còn sức khỏe nên đi tìm nhà dân lánh nạn. Sau lần thoát chết đó, tôi tìm đến với cách mạng. Tiếp đến, tôi tìm cách gây dựng lại ngôi chùa mang tên Hưng Quang Tự ở đảo Phú Quốc để làm nơi chữa bệnh cứu người”.
Không có “cảm giác” với phụ nữ
PV và ông Mười.
Có thể nhiều người biết được những khả năng đặc biệt của ông Mười như: nổi trên mặt nước, tự chế thuốc chữa bệnh, không ăn một tuần liền vẫn sống… Tuy nhiên, ít người biết được rằng, ông Mười còn có những cái “khác người” mà ít khi ông tiết lộ ra. Hồi còn là một chàng thanh niên cao ráo, hiền lành và điển trai, Nguyễn Văn Mười khác với bạn bè cùng trang lứa. Thay vì đến tuổi biết “yêu”, các chàng trai đi tán tĩnh các cô gái. Nhưng với chàng trai tên Mười năm xưa thì điều lạ là, mặc dù được nhiều người con gái trong ấp để ý, thầm thương trộm nhớ, nhưng chàng chẳng thích một ai.
Nói về quá khứ “khác người” này, ông Mười bảo: “Chẳng biết tại sao, nhưng tôi không có cảm giác với bất kỳ người con gái nào. Tôi chẳng biết “yêu” là gì. Bất kể cô gái nào cám dỗ, tôi cũng chẳng màng đến. Tôi cảm nhận rằng, mình không có “cảm giác” gì với phụ nữ. Một lần, bố tôi đòi làm mối một người con gái ngoan hiền trong ấp, và bắt tôi phải lấy người con gái này. Dù tôi rất sợ trái lời cha mẹ, nhưng tôi vẫn từ chối thẳng thừng và nói với bố mình rằng sẽ ở vậy cả đời, không lấy vợ. Bố tôi nghe vậy, choáng váng, nhưng rồi cũng không biết làm gì hơn, đành để tôi làm theo ý nguyện của mình”.
Có lẽ, đó cũng là lý do mà đến cái tuổi ngoài 94 ông Mười vẫn ở vậy một mình, và không có người phụ nữ nào bên cạnh để bầu bạn. Khi được hỏi, liệu có phải do ông ngồi thiền, ăn chay nên cảm giác muốn “gần gũi” nữ giới không còn, ông Mười khẳng định không có chuyện đó. “Tôi ngồi thiền và ăn chay chỉ sau này thôi. Trước đó, hồi còn là thanh niên tôi đã không có những ham muốn về thể xác theo như lẽ tự nhiên của con người. Tôi luôn có cảm giác, dù nam hay nữ ở gần tôi cũng như nhau, và chẳng có “cảm xúc” gì. Đặc biệt, tôi chỉ thích tìm hiểu về bệnh tật và các loại cây có tác dụng chữa bệnh”, ông Mười nói.
Ông Mười còn cho biết thêm, cứ mỗi lần nhìn thấy cây cối dù là cây cỏ dại ông cũng nghĩ tới việc cây đó sẽ chữa được bệnh gì. Với khả năng thiên phú của mình, ông Mười đã tự nghiên cứu ra một bài thuốc cùng với phương pháp chữa bệnh vảy nến rất hiệu quả. Hầu hết những ca bệnh vảy nến rất nặng tìm đến ông đều đã khỏi bệnh. Ông Mười cũng từng cứu chữa một trường hợp mắc bệnh ung thư khỏi hẳn. Trường hợp của bà Trần Thị Nguyệt (ngụ thị xã Tân Uyên) bị ưng thu vú đã được ông Mười chữa khỏi. Cũng nhờ có khả năng chữa bệnh, chính ông Mười cũng thoát được cái chết trong gang tất.
Nhớ lại chuyện xưa, ông Mười nói: “Hồi đó, chế độ ngụy quyền Sài Gòn luôn rình bắt tôi vì nghi ngờ tôi là cộng sản. Đến một ngày, khi bọn chúng bắt được quả tang tôi đang liên lạc với các chiến sĩ cách mạng, chúng đến bắt giam tôi. Tuy nhiên, may mắn thay, tôi lại gặp được viên thiếu tá Quân cảnh Phú Quốc nhận ra tôi là người đã chữa được bệnh vô sinh cho vợ hắn trước đó. Thế là vị thiếu tá tìm mọi cách cứu tôi để trả ơn. May mắn thoát nạn lần đó, tôi đến một nơi khác cũng trên địa bàn Phú Quốc có ngôi đền nhỏ để tiếp tục hành nghề, nhưng cũng bị “quấy” dữ lắm. Thế rồi, tôi quyết định chạy đến Bình Dương ẩn thân cho đến bây giờ”.
Ông Nguyễn Thái Hòa, Trưởng ấp Khánh Vân chia sẻ: “Từ khi ông Mười về đây, rất nhiều người nghèo được ông chữa bệnh miễn phí. Không những chữa bệnh vảy nến mà ông còn chữa được một số bệnh khác như viêm xoang. Bài thuốc viêm xoang thì ông đem cho một người phụ nữ nghèo trong làng, để bà bán thuốc, kiếm tiền nuôi con. Ở đây người dân ai cũng quý trọng ông cụ. Ngoài việc có khả năng chữa bệnh, ông Mười còn có những tài năng đặc biệt hiếm người có được”.
Đoàn Võ (baomoi)
tôi rất quan tâm
Trả lờiXóa