=> Gạo Ibis gắn liền với bảo tồn loài chim khổng lồ Ibis (giant Ibis) ở tỉnh Siem Reap, Campuchia



Trong chuyến công tác với đoàn các nhà khoa học của chương trình bảo tồn động vật hoang dã WWF tại Phnom Pênh và tỉnh Kratie của Campuchia, tôi có dịp được nghe một câu chuyện rất lý thú về việc bảo tồn loại chim khổng lồ, tên là Giant Ibis, là một trong 5 loại chim có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Câu chuyện là tại một làng vùng cộng đồng người dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Sim Reap của Campuchia, là nơi cư chú của loại chim Ibis, một trong loài chim cần được bảo tồn. 

Ở đây sinh kế của người dân phần lớn vào khai thác tài nguyên trong rừng, đất ngập nước, trong đó có việc săn bắn loài chim này. Xác định được tầm quan trọng của bảo tồn, Hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) Campuchia đã xây dựng một chương trình cùng cộng đồng bảo tồn loài chim này thông qua việ phát triển thương hiệu gạo thân thiện với sinh thái (wildlife friendly Ibis rice). 

Trước tiên 1 số nông dân sống quanh khu vực khu bảo tồn cam kết với WCS là nếu họ đồng ý bảo vệ tổ của loài chim này thì họ sẽ được mua lúa gạo với giá cao với tên gạo được đặt là Ibis. Một số nông dân đồng ý giữ gìn tổ chim mỗi ngày và họ được nhận một khoảng tiền nhỏ khoảng 2 đô la, trong lúc họ giữ tổ chim, thì họ cũng vừa chăm sóc đồng ruộng, việc chăm sóc sẽ được thực hiện đến khi trứng chim nở thành con.

Đầu tiên gạo Ibis chỉ sản xuất với số lượng nhỏ vài nông dân, dần dần nhiều người dân và người tiêu dùng biết đến loại gạo này và họ có nhu cầu càng cao. Hiện tại gạo này được bán vào các nhà hàng và các siêu thị lớn ở Sim Reap và Phnom Pênh. WCS cũng đã được Wildlife Enterprise Netwwork chứng nhận và đã được chứng nhận dưới thương hiệu của Wildlife Friendly.

Việc phát triển thương hiệu Ibis rice nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng thông qua việc bảo tồn loài chim quí hiếm này cho thấy, khi sinh kế của người dân được đảm bảo, trong trường hợp này thương hiệu gạo Ibis được phát triển, giá bán cao hơn, thì lúc ấy người dân coi việc bảo tồn laoì chim Ibis càng quan trọng hơn.

Từ khi dự án Ibis Rice phát triển, có nhiều du khách từ Châu Âu đến tham quan du lịch, và họ sẵn sàng chi trả mua gạo với giá cao hơn. Cộng đồng người dân cũng hưởng lợi thêm từ nguồn thu nhập từ du lịch của vùng.

Thoạt nghĩ gạo lúa mùa nổi rất thân thiện với môi trường, không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, do đó chúng ta cũng nên nghĩ hướng để người dân bào tồn và tăng thu nhập, khi đó sự bảo tồn sẽ bền vững.

Hình Chim Ibis 

Nguồn: http://cambodia.wcs.org/ConservationInitiatives/CommunitiesandLivelihood...

Ts. Nguyễn Văn Kiền, GĐ. TT. NCPTNT


Từ danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới” của Campuchia: Nghĩ đến hạt gạo Việt Nam

BT- Từ xa xưa, Việt Nam có những loại gạo thơm nổi tiếng, trong đó có loại chuyên dành tiến vua như gạo Tám Xoan... Chính sự thơm ngon của hạt gạo đã làm nhiều người khó quên. Trải qua thời gian, ngành nông nghiệp Việt Nam đã lai tạo và nhân giống được nhiều giống lúa năng suất cao, giúp Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới. Thế nhưng, Việt Nam vẫn chưa chạm tay vào danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”.

Cấy giống lúa cho loại gạo ngon nhất thế giới.

Mới đây, trong bài viết có tên là “World’s Best Rice' Title Could Boost Cambodian Rice Exports” (danh hiệu gạo ngon nhất thế giới có thể làm tăng lượng gạo xuất khẩu của Campuchia) và bài “Cambodia three-time champ” (Campuchia 3 năm liên tiếp giành danh hiệu gạo ngon nhất thế giới) đăng trong nhiều tờ báo lớn của nước ngoài và trên tờ The Phnom Penh Post gần đây cho biết: Campuchia từ chỗ phải nhập khẩu gạo hàng năm, đến nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo và điều đặc biệt, một giống lúa cho ra loại gạo thơm “Phka Romdoul” của đất nước này được bình chọn là gạo ngon nhất trong 3 năm liền tại hội nghị gạo thế giới.

Riêng năm 2014, danh hiệu này được chia sẻ với Thái Lan. Mặc dù sản lượng gạo của Campuchia chỉ chiếm 1% sản lượng toàn cầu (số liệu năm 2012), chiếm một phần không đáng kể trong thị trường gạo thế giới, tuy nhiên, danh hiệu gạo thơm ngon nhất thế giới, ắt hẳn sẽ góp phần cho việc đưa gạo Campuchia ra một phần thế giới. Quả thật vậy, với hương thơm tự nhiên và mềm cơm sau khi nấu, gạo thơm của Campuchia không chỉ giành được giải thưởng mà giành được trái tim của người tiêu dùng với lượng bán ra ngày một tăng. Năm 2014, Campuchia xuất khẩu hơn 300.000 tấn gạo đến 57 quốc gia trên thế giới, chủ yếu thị trường Liên minh châu Âu, tăng hơn 10.000 tấn so với năm 2013. Năm 2015, Campuchia đặt mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo thơm này. Gạo thơm Campuchia là kết quả của giống lúa thơm Phka Romdoul do Viện Nghiên cứu và phát triển nông - lâm - thủy sản Campuchia sản xuất năm 1999. Cây lúa PhkaRomdoul thường thụ phấn vào giữa tháng 10, trồng 1 vụ/năm. Thân lúa cao từ 110 - 170 cm, đẻ từ 5 - 10 nhánh tùy thuộc vào loại đất, chịu được lũ lụt, nhưng không kháng tốt sâu bệnh. Sản lượng trung bình đạt 3,5 tấn/ha, có thể lên đến 5,5tấn/ha.

Qua câu chuyện gạo thơm PhkaRomduol của Campuchia cho thấy rằng: Đất nước này hướng đến việc tạo nên thương hiệu nổi trội cho các sản phẩm nông nghiệp của mình từ đó đẩy mạnh xuất khẩu. Nó cũng là bài học kinh nghiệm cho các nhà sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược xuất khẩu gắn với những thế mạnh của đất nước. Chúng ta tự hào xuất khẩu rất nhiều gạo ra thế giới, nhưng giá trị hạt gạo Việt Nam thường thấp so với hạt gạo Thái Lan, và thu nhập của nông dân, của những người làm ra hạt gạo không cao thì cũng nên xem lại về cả chủ trương và biện pháp thực hiện.

Trang Minh (baobinhthuan)

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét