=> Vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc được phát hiện tại Mỹ

WHO đưa khuyến cáo về việc cần làm để ngăn chặn không cho vi khuẩn kháng thuốc lây lan

Chỉ với 30 giây cùng những hành động đơn giản, bạn đã góp phần đẩy lùi mối nguy hiểm chết người từ hiện tượng kháng thuốc kháng sinh đấy.

Câu chuyện kháng kháng sinh nghe có vẻ quá quen thuộc, nhưng liệu rằng có bao nhiêu người nhìn nhận được sự nguy hiểm trầm trọng của nó?

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại vi khuẩn tại Mỹ có khả năng kháng tất cả các loại thuốc. Điều này có nghĩa là, cơn ác mộng kháng thuốc kháng sinh đang đến rất gần, và nếu nó trở thành hiện thực, căn bệnh sinh ra từ vi khuẩn không thể điều trị dứt điểm, tỉ lệ tử vong sẽ càng gia tăng.

Chúng ta liệu có thể chết chỉ vì một vết xước tay?
Cần khẳng định rằng, chúng ta có thể bị nhiễm trùng vì bất cứ vết thương nào, dù là nhỏ nhất như vết xước, vết đứt tay... Và khi kháng sinh bị vô hiệu - nguyên nhân là do chúng ta bị nhờn thuốc (sử dụng kháng sinh bừa bãi, tùy tiện) thì vết thương nhỏ kia cũng có thể giết chết chúng ta. 

Chúng ta chết chỉ vì một vết đứt tay? Đáng tiếc là điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Bởi khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn kháng thuốc sẽ trung hòa thuốc, hoặc bơm thuốc kháng sinh ra ngoài, thay đổi cơ cấu chính vi khuẩn để tấn công lại thuốc. Đột biến hơn, thông qua đột biến di truyền, chúng sẽ chiếm đoạt lại các DNA mã hóa vi khuẩn khác.

Chết vì một vết đứt tay - hoàn toàn có thể!
Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới), sự nhiễm khuẩn có thể xảy ra khi cơ thể người bệnh xuất hiện một "điểm xâm nhập" - đó có thể là một vết xước da, một vết mổ hay do dây truyền tĩnh mạch.

Và sự nhiễm trùng dễ xảy ra nhất khi tay không sạch mà chạm vào khu vực "tổn thương". Bởi vi khuẩn kháng thuốc có thể dễ dàng lây truyền sang những bệnh nhân dễ bị tổn thương. 

Nếu không chăm sóc cẩn thận, rất có thể bạn bị nhiễm trùng từ một vết thương nhỏ (ảnh minh họa)

Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay). Trong quá trình hoạt động hàng ngày, mỗi người sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người hoặc các bề mặt, phát sinh việc tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. 

Sau đó, họ có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các hành động vô tình như đưa vi khuẩn chạm vào mắt, mũi hay miệng. 


Cùng với đó, những vi khuẩn kháng kháng sinh có thể tồn tại trong đường ruột hay da mà không gây hại gì cho bạn nhưng sẽ là mối hiểm nguy với người khác, đặc biệt là những bệnh nhân đang gặp chấn thương.

Biện pháp hữu hiệu nhất ngăn chặn vi khuẩn kháng kháng sinh là gì?
Câu trả lời rất đơn giản: vệ sinh tay.

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), tại Việt Nam chỉ có 12% người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, chỉ có 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. 

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới.


Điều này cho thấy, nếu vệ sinh tay cẩn thận, đây sẽ là một loại vaccine hữu hiệu giúp bạn tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. 


WHO đưa khuyến cáo về việc cần phải vệ sinh tay để ngăn chặn không để vi khuẩn kháng thuốc lây lan.

Và khi không nhiễm khuẩn nặng, cơ thể sẽ không cần phải sử dụng đến những liều dùng kháng sinh - nguyên nhân hàng đầu khiến hiện tượng kháng thuốc kháng sinh bùng phát mạnh mẽ.

Việc giữ vệ sinh tay sẽ càng trở nên quan trọng hơn với các y, bác sĩ - người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân trong môi trường bệnh viện, trạm xá. 

Quy trình rửa tay được WHO hướng dẫn:
Mỗi bước "chà" 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.

Sự thật là, loài người đang hụt hơi khi mà cứ mỗi 20 phút lại có một chủng vi khuẩn mới sinh ra, các công ty dược phẩm thì cần đến cả thập kỷ để nghiên cứu một loại kháng sinh.

Do đó, trong khi chờ đợi giới khoa học đưa ra một loại kháng sinh mới, thì tốt nhất chúng ta nên tự bảo vệ mình.

Nguồn: WHO
Cơn ác mộng của loài người đã đến

Một phụ nữ ở tiểu bang Pennsylvania đã trở thành người Mỹ đầu tiên nhận xét nghiệm dương tính với một loại vi khuẩn có khả năng kháng tất cả các loại kháng sinh, ngay cả những dòng thuốc dùng trong trường hợp cuối cùng mà nhân loại sử hữu.


Vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc được phát hiện tại Mỹ

Trường hợp đầu tiên được ghi nhận này đã “báo hiệu sự xuất hiện thực sự của vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc”, theo các chuyên gia y tế. Mức độ nhẹ hơn trước đây chỉ là các vi khuẩn đa kháng thuốc và kháng thuốc rộng. Đó có thể đồng nghĩa với “đoạn cuối con đường” cho thời đại thuốc kháng sinh.

Báo cáo của trường hợp nói trên được đăng tải trên tạp chí khoa học Antimicrobial Agents and Chemotherapy. Các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Walter Reed Army, cơ sở khoa học y sinh lớn nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, chỉ ra vi khuẩn đã có mặt trong nước tiểu của một phụ nữ 49 tuổi.

Trước đó vào tháng 4, cô tới phòng khám ở Pennsylvania với các triệu chứng giống như nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẫu nước tiểu của cô được gửi đến Trung tâm Y tế Quân đội Hoa Kỳ để thử nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với mcr-1, gen đang khiến vi khuẩn trở nên kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh, bao gồm cả loại thuốc mạnh nhất cuối cùng, colistin.

Colistin là loại kháng sinh để chống lại các vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh mạnh nhất. Cho tới hiện nay, nó cẫn là công cụ mạnh nhất chúng ta sở hữu để điều trị vi khuẩn đa kháng thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới ngày càng chỉ ra bằng chứng cho thấy rồi colistin cũng mất đi hiệu quả của nó.

Các nhà khoa học lo ngại vi khuẩn bây giờ có thể trao đổi các gen kháng thuốc với nhau. Lời cảnh báo được đưa ra trong cộng đồng vi sinh học vào năm ngoái, khi các gen trao đổi kháng colistin đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc.

Ngay từ khi báo cáo được công bố, cộng đồng y tế toàn cầu đã theo dõi sát sao và tìm kiếm sự xuất hiện của các gen này. Các trường hợp đã được ghi nhận tại Châu Âu, Canada và bây giờ là Mỹ. Kết quả xét nghiệm của người phụ nữ tại Pennsylvania cho thấy không có một liều lượng colistin an toàn nào có thể được sử dụng để điều trị cho cô.

Gen mcr-1 đã được xác nhận phải chịu trách nhiệm cho trường hợp này. “Việc phát hiện ra gen này yêu cầu sự giám sát liên tục để xác định các nguồn chứa của nó trong cộng đồng. Xa hơn nữa, nhưng rất quan trọng là ngăn chặn sự lây lan của nó”, các nhà khoa học viết trong báo cáo.

Vi khuẩn E. coli trước đây cũng có thể mang gen kháng thuốc mcr-1

Bên cạnh trường hợp đầu tiên được xác nhận trên người, trước đây Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã nghiên cứu một trường hợp khuẩn E. coli mang mcr-1 gây nhiễm trùng ở lợn. Mặc dù chưa có bằng chứng, các quan chức Mỹ đang lo ngại rằng có mối liên hệ giữa hai trường hợp này.

Khi các gen có thể được trao đổi giữa các vi khuẩn với nhau, nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình của cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, một phản ứng khẩn cấp đang được tiến hành để ngăn chặn sự lây lan của mcr-1.

Nói về trường hợp đầu tiên của mcr-1 được ghi nhận trên người tại Mỹ, giám đốc Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết: “Về cơ bản, điều này cho chúng ta thấy rằng đoạn cuối con đường không còn là rất xa đối với thuốc kháng sinh”.

Tuy nhiên, tiến sĩ Gerry Wright, giám đốc Viện truyền nhiễm Michael G.DeGroote cho biết thậm chí nó đã được báo hiệu từ lâu. “Tôi cho rằng các gen đã có mặt từ lâu, chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra chúng. Bởi vì bệnh nhân không có báo cáo du lịch, bạn có thể đoán chắc rằng mcr-1 đó là ở Mỹ”.

Tham khảo Dailymail

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét