=> Những Chỉ Dấu Cảnh Báo Sự Suy Mạt Của Đế Chế...

Cha con đấu nhau, anh em tranh giành: Nhà đại gia suy sụp

Không có chuyên môn nhưng vẫn tham gia lãnh đạo, đưa người thân trong gia đình vào bộ máy, mâu thuẫn quyền lực giữa anh em nội tộc,... dẫn tới sự sụp đổ...

Đại gia sụp đổ
Sau nhiều thông tin khác nhau, cuối cùng tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Landmark 72 đã được bán cho AON Holdings. Tổng số nợ Keangnam vay để xây dựng tòa tháp Landmark 72 vào năm 2012 là 600 tỷ won (tương đương 510 triệu USD).

Ông chủ của tòa nhà này tại Hàn Quốc sụp đổ sau hàng loạt bê bối tại công ty xây dựng Keangnam Enterprises như lập quỹ đen, đưa hối lộ. Cựu chủ tịch Keangnam Sung Woan-jong là trung tâm của vụ bê bối tham nhũng liên quan đến sự thất bại của chính sách ngoại giao năng lượng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.

Nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn tại Hàn Quốc đang câu bị điều tra thẩm vấn vì bê bối kinh doanh

Ông này bị cáo buộc là bịa đặt khoản tiền lời của Tập đoàn Keangnam nhằm vay 80 tỷ won (74 triệu USD) để đầu tư cho các dự án năng lượng ở nước ngoài nhưng sau đó biển thủ 25 tỷ won lập quỹ đen. Cựu chủ tịch Tập đoàn Keangnam sau đó đã tự tử.

Một đại gia khác của Hàn Quốc là tập đoàn Hanjin Shipping cũng đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. 
Vụ phá sản của Hanjin là lớn nhất từ trước đến nay trong ngành vận tải biển thế giới. Thời gian qua, hàng loạt tàu vận tải của hãng này phải lênh đênh trên biển, không thể cập cảng vì lo ngại bị bắt nợ và không có khả năng chi trả cảng phí.

Hanjin Group được sáng lập bởi ông Cho Choong Hoon năm 1945, là hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc. Hanjin vận hành khoảng 60 tuyến vận tải thường xuyên trên thế giới, với 140 tàu container. Mỗi năm, hãng vận chuyển hơn 100 triệu tấn hàng hóa.

Cổ phiếu của Hanjin đã bị ngừng giao dịch tại thị trường chứng khoán Seoul vào hôm 30/8. Sáng 5/9, khi giao dịch trở lại, giá cổ phiếu này có lúc giảm kịch sàn biên độ 30%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2009.

Chính phủ Hàn Quốc đã công bố bơm cho Hanjin 90 triệu USD vốn vay dài hạn, lãi suất thấp để giúp vực dậy hãng này. Ngoài ra, nhà chức trách cũng đang xem xét bơm thêm 90 triệu USD vốn vay lãi suất thấp nữa nếu Hanjin có tài sản thế chấp.

Theo vết xe đổ của Keangnam, Hanjin, Lotte liên tiếp dính hàng loạt bê bối. Cuộc chiến trong nội bộ gia đình Lotte cũng tiếp tục cho thấy những “mảng tối” trong cơ cấu quản trị của các tập đoàn gia đình.

Cuộc khủng hoảng của các chaebol

Chaebol là tên gọi những tập đoàn gia đình tồn tại từ thập niên 1960 đến nay và chi phối phần lớn hoạt động kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, các tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc đang phải chịu nhiều áp lực nặng nề trong năm nay.

Theo BBC, vấn đề tồn tại ở các chaebol đó chính là quản trị điều hành. Các tập đoàn đều do các thành viên trong gia đình lãnh đạo nên dẫn tới nhiều mâu thuẫn tranh giành quyền lực. 
Sự khủng hoảng của các tập đoàn kinh tế ảnh hưởng lớn tới Hàn Quốc

Chủ tịch tập đoàn Lotte và các con trai đã đấu đá nhau trong việc tranh giành vị trí lãnh đạo tập đoàn này, thậm chí còn đưa nhau ra tòa. Phó chủ tịch tập đoàn Lotte phát hiện đột tử trước khi tới phòng công tố viên. Câu chuyện của Lotte là minh chứng cho việc cấu trúc chaebol thực sự có vấn đề.

Trong khi đó, Hanjin Shipping, thành viên của Hanjin Group - lại là nạn nhân của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhu cầu vận tải bằng tàu biển giảm sút, các công ty kinh doanh ngày càng khó khăn hơn. Câu hỏi đặt ra các tập đoàn này có tái cấu trúc và có những ứng phó nhằm xoay sở với thời cuộc hay không?

Nhà sáng lập tập đoàn này đã qua đời năm 2002, kể từ đó, các con cháu đã lãnh đạo. Tuy nhiên, họ lại gặp rất nhiều rắc rối. Đơn cử như vụ việc bà Cho Hyun-ah, con gái Chủ tịch Hanjin Group, đã ra lệnh máy bay quay lại cổng và đuổi tiếp viên trưởng xuống do phục vụ hạt mắc ca trong gói thay vì đổ ra đĩa. Korean Air cũng thuộc Hanjin Group và đã trở thành tâm điểm chỉ trích.

Trước sức ép của dư luận và truyền thông, Cho Hyun-Ah đã bị buộc phải rời khỏi vị trí phó chủ tịch tập đoàn Korean Air, công khai cúi đầu xin lỗi dân chúng và phải tham gia phiên điều trần với Bộ Giao thông Hàn Quốc.

Choi Eun-young, phu nhân thành viên trong gia đình sáng lập Hanjin cũng từng bị cáo buộc bán cổ phiếu trước khi có tin xấu. Bà làm chủ tịch Hanjin Shipping từ năm 2007 đến 2014.

Một luật sư thuộc Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp và luật Seoul cho rằng, điển hình của các Chaebol Hàn Quốc là không có chuyên môn nhưng vẫn tham gia lãnh đạo các lĩnh vực kinh tế lớn.

Theo một giáo sư đại học của Hàn Quốc, Kim Woo-chan, họ (những người lãnh đạo) thường không nghe theo ý kiến của đa phần cổ đông mà thiên về gia đình. Họ có xu hướng đưa những người thân lên lãnh đạo.

Các nhà làm luật đang tìm cách thay đổi điều này. Họ đưa ra các yêu cầu để người ngoài được tham gia lãnh đạo nhiều hơn trong các tập đoàn. Như tại Hanjin Shipping, các ngân hàng Hàn Quốc sẽ tham gia quản trị doanh nghiệp này để trục vớt trước khi phá sản.

Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng. Văn hóa và cấu trúc kinh doanh của các tập đoàn này không thể thay đổi chỉ trong một đêm.

Theo Nam Hải (VietNamNet)

Những bí mật của một gia tộc đời đời hưng vượng


Gia đình là tế bào của xã hội, một quốc gia muốn hưng thịnh thì mỗi gia đình phải hưng thịnh. 
Thời xưa, cổ nhân rất coi trọng luân thường đạo lý, phép tắc trong gia đình. Những giá trị truyền thống ấy vẫn còn nguyên giá trị để chỉ đạo cho chúng ta thời nay.


Đạo luân thường trong gia đình
Xét về mệnh thì, người già là sao Thiên Đức trong nhà, nên phải lấy đức làm gốc.
- Cha mẹ là sao Thiên Phúc trong nhà, nên phải lấy chí làm gốc.
- Vợ chồng là sao Thiên Cát trong nhà, nên phải lấy tình thương yêu làm gốc.
- Con cái là sao Thiên Quý trong nhà, nên phải lấy hiếu làm gốc.
- Cháu chắt là sao Thiên Hỷ trong nhà, nên phải lấy thuận làm gốc.
- Anh chị em là sao Thiên Phụ trong nhà, nên phải lấy nghĩa làm gốc.

Người già mà vô đức thì một nhà gặp tai ương. Đứa con bất hiếu thì cả nhà không có phúc báo. Người đàn ông không có chí thì cảnh nhà không thịnh, người phụ nữ không nhu hòa thì đuổi sạch tài vận.

Người già phải phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, cha mẹ phải làm tấm gương về truyền thống gia đình, vợ chồng phải lèo lái truyền thống gia đình, con cái phải kế thừa truyền thống gia đình, cháu chắt phải thuận theo gia phong, truyền thống, anh chị em phải thi đua thực hiện truyền thống gia đình.

Đạo đức là quy luật của trời đất, bổn phận là quy luật của cá nhân mỗi người. Một khi con người còn đi ngược lại với quy luật thì sẽ còn gặp hoạn nạn.

Đạo của người già trong gia đình

Người già là sao Thiên Đức, lấy đức làm gốc. “Đức” là yếu tố đảm bảo cho sự sinh tồn và hòa thuận của gia đình.

Trong gia đình cho dù là ai mắc lỗi, hay có họa nạn gì, xảy ra chuyện thị phi gì thì cũng nên giải quyết trong gia đình.

Hơn nữa, người già trước hết phải tự có lòng xấu hổ cho rằng chính mình đã không làm tốt bổn phận của người già trong nhà, có chỗ thiếu đạo đức, không giáo dục tốt con cái nên mới xảy ra chuyện không như ý. Bởi vì gia đình có vấn đề thì trước tiên chắc chắn là người già có chỗ thiếu sót.

Đạo vợ chồng
(Ảnh minh họa)

Vợ chồng là sao Thiên Cát, là ngôi sao may mắn trong gia đình, lấy tình yêu thương làm gốc. Vợ chồng khi xây dựng một gia đình cũng phải lấy tình yêu thương làm gốc.

Giữa vợ chồng mà không có tình yêu thương, lòng biết ơn thì không thể kiến tạo một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Yêu thương là điều kiện đầu tiên trong việc kiến thiết gia đình.

Vợ yêu thương chồng, chồng yêu thương vợ trước hết phải hiểu được bổn phận của đối phương, giúp đối phương hoàn thành được bổn phận, mục đích của họ.

Đạo của người chồng

Nam tử hán đại trượng phu, nói lời nào phải chắc chắn, nói một là một, hai là hai, nói được phải làm được, làm không được thì đừng nói, nói chuyện không chắc chắn thì sẽ không có tôn nghiêm.

Nam nhân là thuộc về tính dương, dương đức là không vụ lợi, không ẩn giấu tư tâm, là vô tư. Vô tư, không vụ lợi, cầu lợi cho bản thân chính là một loại tình yêu thương đối với gia đình.

Người đàn ông đối đãi với người khác phải lấy “tam cương” làm nền tảng. “Tam cương” tức là đạo đối với cấp trên, đối với con cái, đối với vợ. Người chồng trong tâm phải không có ham muốn cho cá nhân mình, trong thân không có ham mê bất lương, ấy mới là phải đạo. Người chồng trong gia đình, đối với người bề trên phải hiếu đạo, đối với vợ phải yêu thương từ bi, đối với người ngang hàng (anh chị em dâu) thì phải hòa thuận.

Đạo của người vợ
Người phụ nữ, đối với thiên hạ là quốc mẫu, đối với gia đình là người con dâu hiếu thảo, người mẹ tốt, còn đối với người chồng thì là một người vợ hiền lương.

Người phụ nữ phải dịu dàng nhu hòa, an tường, tươi vui, là người kết nối mọi người trong gia đình. Người phụ nữ phải như nước, chảy vào bình vuông thì có hình vuông, chảy vào bình tròn thì có hình tròn, hòa hợp với ngũ sắc, ngũ vị, nguyên chất không bao giờ thay đổi.

Người phụ nữ thích ứng được trong mọi hoàn cảnh giàu sang phú quý hay nghèo khó, giống như nước có thể dưỡng dục vạn vật mà không cùng vạn vật tranh chấp, luôn ở vào chỗ trũng, chỗ thấp, đây không chỉ là bản chất mà còn là bổn phận của người phụ nữ.

Đạo của người mẹ chồng

(Ảnh minh họa)

Người con dâu từ bên ngoài tới làm con, nên mẹ chồng phải coi con dâu như con gái. Giữa mẹ chồng và con dâu phải có ân có nghĩa, chung sống hợp với đạo, có thể hòa thuận suốt đời.

Nếu giữa hai người mà chung sống không hợp đạo thì sẽ không hòa thuận, gia đình bất an, gia đạo không hưng thịnh.

Đạo làm cha mẹ trong gia đình
Cha mẹ là sao Thiên Phúc trong nhà, lấy chí làm gốc. Tức là cha mẹ có nghĩa vụ tạo sự yên vui, tạo phúc cho cả nhà. Muốn làm được điều này thì đối với người bề trên phải tôn kính, đối với người bên dưới phải yêu thương, dùng lòng biết ơn đi hoàn thiện hết thảy, tạo ra sự hòa thuận trên dưới trong gia đình.

Cha mẹ nên dạy con cái phải thường xuyên ca ngợi người già trong nhà, ghi nhớ công đức của tổ tiên và tận tâm làm tấm gương tôn kính, hiếu thảo cho trẻ học theo.

Đạo của người con

Con cái phải lấy hiếu thảo làm gốc. “Khi con còn nhỏ, không làm cha mẹ lo lắng” chính là một cách hiếu đạo với cha mẹ. Khi con cái đã trưởng thành, phải tận tâm tận sức hiếu thảo với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ.

Làm người con phải coi tận hiếu là trách nhiệm, có thể tiếp nhận gia nghiệp của tổ tiên, phát huy mạnh gia phong, lập chí vượt qua người đi trước thì gia đình chính là có phúc.

Đạo giữa anh chị em
Anh chị em trong gia đình phải giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, nên phải lấy nghĩa làm gốc. Nghĩa chính là giúp đỡ vô điều kiện, không tiếc cho đi. Khi một người gặp nạn thì những người còn lại phải trợ giúp phù hợp với khả năng của mình.

Giữa anh chị em mà không thể tương thân tương ái thì cha mẹ nhất định sẽ lo lắng, việc hiếu đạo là không vẹn tròn. Cho nên, hiếu kính cha mẹ thì trước hết anh chị em phải hòa thuận.

Mai Trà biên dịch/thời báo Đại Kỷ Nguyên

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét