Người có tuổi như đèn treo trước gió, cơ thể ngày một yếu dần. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Chính vì thế, người cao tuổi cũng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế tối đa, phòng ngừa những bệnh thường dễ xâm nhập.
Như vậy thì dinh dưỡng người già có vai trò quan trọng trong phẩm chất đời sống của quý vị này.
Tới tuổi già, có nhiều thay đổi sinh lý tự nhiên như tiêu hóa khó khăn, khẩu vị giảm, ít làm việc chân tay cho nên nhu cầu năng lượng bớt đi. Do đó sở thích và nhu cầu dinh dưỡng cũng phải thay đổi theo. Các thay đổi này ảnh hưởng tới sự chuyển hóa thực phẩm cũng như loại thực phẩm tiêu thụ. Vì vậy quý cụ cũng nên để ý tới những món ăn thích hợp trong bữa cơm của mình.
Nói chung thì người già có thể giảm phần nào về số lượng thực phẩm trong bữa ăn nhưng phẩm chất (quality) món ăn vẫn phải tương tự như khi còn trẻ. Món ăn cần cô đọng, có đầy đủ các chất dinh dưỡng chính yếu là tinh bột, đạm, béo và các vitamin, khoáng chất, nước.
Vài điều cần lưu ý
– Người cao niên không nên giới hạn dinh dưỡng, trừ khi tuyệt đối cần vì một bệnh mãn tính nào đó. Nếu tiêu hóa được thì cứ ăn đúng phần ăn đã sắp đặt
– Thực phẩm không quá cứng, dính, dai khiến cho các bác khó nhai & nuốt.
– Thay đổi độ đậm đặc thực phẩm như bằm, cắt nhỏ để dễ nhai nuốt.
– Khích lệ vận động cơ thể đều đặn như đi bộ, làm việc nhà, quét sân để giúp tiêu hóa thực phẩm và giảm táo bón.
– Nếu mau no, ăn bữa chính vào buổi trưa.
– Khích lệ ăn chung với người khác như vậy sẽ vui vẻ ăn nhiều & ngon miệng hơn. Không lạm dụng thuốc nhuận tràng, rượu.
Món ăn nên dùng:
– Các loại ngũ cốc toàn vẹn, phong phú hóa và tăng cường như gạo còn chất cám có nhiều sinh tố, chất xơ.
– Rau có màu sáng chói như cà rốt, broccoli có nhiều chất chống oxy hóa.
– Trái cây mầu sậm như dưa, trái mâm xôi (berries).
– Chế phẩm từ sữa có ít chất béo như sữa chua, sữa không đường
– Ðậu khô, các loại hạt, cá, gà vịt, thịt nạc, trứng.
– Dầu thực vật lỏng, chất béo ít bão hòa.
– Uống nhiều nước.
Sau đây là một số tên bệnh bằng tiếng Anh để ông Vien và độc giả dùng khi cần:
Viêm ruột thừa: appendicitis
Bệnh vàng da: jaundice
Viêm gan: hepatitis
Xơ gan: cirrhosis [si’rousis]
Bệnh sốt rét: malaria
Tiêu chảy: diarrhea
Táo bón: constipation
Bệnh uốn ván: tetanus
Viêm màng não: meningitis
Tai biến mạch máu não: cerebro-vascular accident (CVA)
Chuột rút: cramps
Quai bị: mumps
Bệnh thương hàn: typhoid
Ung thư: cancer
Viêm phế quản: bronchitis
Tăng nhãn áp: glaucoma
Viêm mống mắt: iritis
Ðột quỵ: stroke
Ðục thủy tinh thể: cataract
Viêm kết mạc: conjunctivitis
Bệnh lậu: gonorrhea
Bệnh kiết lị: dysentery
Suy dinh dưỡng: malnutrition
Khiêu Vũ vừa Vui vừa Khỏe
Nhảy múa là một phần của nền văn hóa mỗi quốc gia, xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Người ta nhảy múa trong lễ nghi tôn giáo, trong liên hoan kỷ niệm, giao tế nhân sự, trong giải trí cá nhân, trước khi lâm trận chiến tranh, săn bắn và cả trong liên hoan gây quỹ từ thiện, bác ái. Nhiều dân tộc có tục lệ nhảy múa trong ma chay tử biệt, vừa để biểu lộ niềm tiếc thương đối với người quá cố vừa chúc mừng giải thoát về cõi bình an.
Nhảy múa hoặc khiêu vũ là di chuyển các bước chân theo điệu nhạc một mình, cùng bạn nhảy hoặc trong một nhóm tại nhà, câu lạc bộ, hội quán hoặc vũ trường, nhà hàng…
Các từ “múa đôi”, “nhảy đầm”, “nhảy nhót”, đi “bum” “đi bal”, khiêu vũ thể thao, khiêu vũ trường sinh… cũng thường được dùng.
Nhảy múa đã được tạo hóa gắn vào mỗi tế bào của con người kể từ thuở mới mở mắt chào đời, giơ tay, đạp chân, oe oe tiếng khóc. Cho nên tục ngữ châu Phi có nhận xét “Ai biết nói thì cũng hát được. Ai biết đi thì cũng biết nhảy múa”.
Thánh Kinh có ghi: “Mọi sự ở đời đều có từng mùa và một thời gian cho mỗi mục đích. Có thời gian để sinh, thời gian để chết, thời gian để thu lượm hoa trái. Có thời gian để chém giết lẫn nhau, thời gian để lành bệnh, thời gian để tan vỡ, để hàn gắn, để khóc, để cười, để thương tiếc và thời gian để nhảy múa.”
Aristotle xếp nhảy múa ngang hàng với thi ca và cho rằng một số vũ công có thể diễn tả các ứng xử xã hội, tình cảm và hành động qua nhiều điệu bộ nhịp nhàng.
Voltaire khuyên“Hãy đọc sách và khiêu vũ vì đó là hai thú vui không bao giờ làm hại ai”.
Vì, theo Shirly Maclaine: “Khi nhảy, tôi không thể phán xét, ghen ghét, tự tách xa đời sống. Tôi chỉ có thể hoàn toàn vui vẻ. Ðó là lý do tại sao tôi khiêu vũ”.
Nữ văn sĩ Vicki Baum (1888-1960) lại nói “Có nhiều đường tắt để đi tới hạnh phúc và khiêu vũ là một trong những con đường đó”
Các nhà chuyên môn y khoa học ngày nay đã chứng minh nhảy múa, khiêu vũ còn có nhiều ích lợi cho sức khỏe con người. Nó làm người buồn hóa vui. Nó tăng óc sáng tạo, tăng tình bạn, tạo ra tình yêu, phục hồi trí nhớ. Nó duy trì tốt sức khỏe tinh thần và thể chất cho mọi người, từ trẻ tới già, nam cũng như nữ.
Ngoài ích lợi sức khỏe cho cá nhân, khiêu vũ cũng có những ích lợi xã hội.Nếu muốn gặp nhiều bạn bè: Hãy tới sàn nhảy. Nếu muốn có sức khỏe tốt: Hãy khiêu vũ. Muốn quên mọi âu lo: Hãy quay cuồng luân vũ, xua đuổi ưu tư ra ngoài trí óc.
Cho nên có ý kiến rằng nếu mỗi buổi sáng trước khi tới sở, đi làm, bà con lối xóm dìu nhau nhảy một điệu nhạc vui rồi chiều về cũng nắm tay vũ cùng nhau thì cộng đồng hòa hợp, bình an. Trắng đen, tà nghịch đều cùng nhau hòa mình khiêu vũ thì đâu còn khoảng cách chính kiến, hận thù bom đạn…
Làm được như vậy thì cũng vui đấy bà con nhỉ.
NYD
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét