Trong những năm đầu của thế kỷ 20, trong khi Thuyết Tiến hóa của Darwin được tin tưởng và ủng hộ bởi các nhà sinh học và những kẻ phân biệt chủng tộc ở Tây Phương, đã có một học giả Đông Phương mạnh mẽ phê phán Darwin.
Theo học giả này, Darwin đã sai lầm khi coi đấu tranh sinh tồn như một định luật bắt buộc duy nhất của tiến hóa.
Trong bài này tôi xin giới thiệu người đó là ai và luận cứ của ông như thế nào.
Trong những năm đầu của thế kỷ 20, trong khi Thuyết Tiến hóa của Darwin được tin tưởng và ủng hộ bởi các nhà sinh học và những kẻ phân biệt chủng tộc ở Tây Phương, đã có một học giả Đông Phương mạnh mẽ phê phán Darwin
Học giả đó là Lý Tôn Ngô, sinh năm 1879 ở Thành Đô, Trung Hoa, mất năm 1944 (5 năm trước khi CHND Trung Hoa ra đời). Quan điểm của Lý Tôn Ngô phê phán Thuyết Tiến hóa của Darwin được trình bầy trong cuốn Hậu Hắc Học của ông, xuất bản lần đầu tiên năm 1934, được bổ sung thêm trong những lần tái bản về sau, được dư luận đánh giá là một “kỳ thư”. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.
Điều tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh ở đây là Lý Tôn Ngô đã đi trước các học giả Tây Phương trong việc phê phán Darwin – trong khi thiên hạ tôn sùng Darwin như thần thánh thì ông ung dung chỉ ra những sai lầm của Darwin rõ như ban ngày. Ông không sa vào học thuật chuyên sâu của sinh học, mà bằng con mắt tinh đời của một người trung thực, ông chỉ ra những lệch lạc của Darwin bằng những lý lẽ rất đơn giản mà bất cứ ai cũng hiểu. Tính cách độc lập tư duy của ông rất đáng để cho các nhà khoa học và giáo dục suy ngẫm. Tôi kính trọng ông bởi tính cách không xu thời – không để cho bất cứ ai dắt mũi mình trong việc nhận thức chân lý.
Sau đây là những trích đoạn trong cuốn sách nói trên. Tôi có sửa chữa một hai từ ngữ cho dễ hiểu hơn, lược bỏ vài ba đoạn tôi cho là không cần thiết. Những chỗ tô đậm là do tôi. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả:
Lý Tôn Ngô phê phán Darwin
Darwin nghiên cứu sinh vật học mấy chục năm, nghiên cứu hết con trùng, thảo mộc, chim muông, cầm thú, rút ra được mấy kết luận, giới khoa học coi đây là những phát kiến quý báu. Nhưng trong phòng thực nghiệm của Darwin có một động vật cao cấp không được nghiên cứu cho nên học thuyết của ông còn nhiều sơ hở. Động vật cao cấp đó là bản thân Darwin. Darwin bỏ qua xã hội loài người, sao không lấy Darwin làm tiêu bản để nghiên cứu bổ sung thêm.
Do đó Tôn Ngô dùng những từ ngữ rất thú vị, thiết tưởng rằng Darwin sinh ra cho đến lúc ông ta già chết đi, sự phát triển tâm lý và hành vi ấy là lấy học thuyết Darwin chống lại Darwin, từ đó rút ra 5 điều kết luận trong xã hội loài người:
1/ Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.
2/ Cạnh tranh lấy sinh tồn làm giới hạn, quá giới hạn sẽ bị tổn hại.
3/ Cùng là người trong một nước, người đạo đức thấp kém đối với đồng loại càng gần càng cạnh tranh, người đạo đức cao thượng với đồng loại càng gần càng khiêm nhường.
4/ Con đường cạnh tranh có hai: “Một con đường dùng vũ lực ra bên ngoài tấn công người khác, một con đường dùng lực vào bên trong tìm ở sức mình. Người dùng lực ra bên ngoài xung đột với lực tuyến của người khác, lực của hai người không cân bằng thì một được một thua, hai lực bằng nhau thì cả hai cùng bại và đều bị thương tổn. Người dùng lực vào bên trong không xung đột với lực tuyến người khác, lực của ta và người cân bằng thì cùng bay bổng, ai dùng lực sâu hơn thì người đó chiếm ưu thế“.
5/ Làm việc gì cũng phải theo nguyên tắc người và ta cùng có lợi, cả hai không được thay thế nhau, thì lợi người mà không hại mình hoặc lợi mình mà không hại người.
1/ Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.
2/ Cạnh tranh lấy sinh tồn làm giới hạn, quá giới hạn sẽ bị tổn hại.
3/ Cùng là người trong một nước, người đạo đức thấp kém đối với đồng loại càng gần càng cạnh tranh, người đạo đức cao thượng với đồng loại càng gần càng khiêm nhường.
4/ Con đường cạnh tranh có hai: “Một con đường dùng vũ lực ra bên ngoài tấn công người khác, một con đường dùng lực vào bên trong tìm ở sức mình. Người dùng lực ra bên ngoài xung đột với lực tuyến của người khác, lực của hai người không cân bằng thì một được một thua, hai lực bằng nhau thì cả hai cùng bại và đều bị thương tổn. Người dùng lực vào bên trong không xung đột với lực tuyến người khác, lực của ta và người cân bằng thì cùng bay bổng, ai dùng lực sâu hơn thì người đó chiếm ưu thế“.
5/ Làm việc gì cũng phải theo nguyên tắc người và ta cùng có lợi, cả hai không được thay thế nhau, thì lợi người mà không hại mình hoặc lợi mình mà không hại người.
Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.
Căn cứ vào 5 điều luật nói trên thì thấy cần sửa lại 8 chữ “cạnh tranh sinh tồn mạnh được yếu thua” của Darwin. Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.
Darwin nói nhân loại tiến hóa là do cạnh tranh với nhau, nhưng quan sát từ nhiều mặt thì thấy nhân loại tiến hóa là do nhường nhau.
Ví dụ: “Tôi đi đường đang chạy thật nhanh thì thấy phía trước có người đâm bổ tới, tôi phải né mình tránh ra mới không bỏ lỡ cuộc hành trình. Nếu theo cách nói của Darwin thấy ai đâm bổ tới, tôi phải quật ngã hắn nằm ra đất, đi đường phải đánh mở đường máu mà đi. Thử hỏi trên thế gian này có ai dùng cách đó để mà đi không? Nếu như muốn nói: “Thích nghi để tồn tại” thì phải hiểu lẽ nhường nhau mới thích nghi, mới tồn tại được“.
Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.
Cách nhìn của Darwin, trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng tranh nhau, cách nhìn của tôi trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng nhường nhau. Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh nhau ít hơn.
Do đó có thể rút ra một điều: “Giới sinh vật nhường nhau là chuyện thường, tranh nhau là chuyện hiếm”. Darwin biến thường thành hiếm, có lẽ không đúng chăng? Cánh lá của cây, nếu như xung đột chống nhau, sẽ níu kéo nhau thành một khối, sẽ không phát triển được. Đại chiến ở Châu Âu là nhân loại níu kéo nhau thành một khối. Học thuyết Darwin nói hiện tượng này là tiến hóa, nghe ra khó thông.
Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt. Thời đại hồng hoang, hổ báo ở khắp nơi, sức chúng còn mạnh hơn người. Nếu loài người không chiến thắng chúng thì sao càng ngày chúng càng ít dần đi? Chiến tranh Châu Âu, sức đế chế Đức rất mạnh, muốn bá chủ thế giới, tại sao thất bại? Dân Quốc năm thứ nhất, thế lực Viên Thế Khải rất mạnh, có thể thống nhất Trung Quốc, tại sao thất bại?
Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt.
Sự thực là như vậy, cho nên cần xét lại cách nói của Darwin. Ta đi sâu nghiên cứu thì biết, hổ báo bị tiêu diệt là vì nhân loại muốn đánh đuổi chúng. Đế chế Đức thất bại là vì thế giới muốn đánh chúng. Viên Thế Khải thất bại là do toàn Trung Quốc muốn đánh hắn. Tư tưởng giống nhau trở thành tuyến hợp lực ở hai hướng giống nhau. Hổ báo, đế chế Đức, Viên Thế Khải đều do hợp lực mà đánh bại được.
Do đó có thể nói “Sinh tồn do hợp lực”. Biết hợp lực thì sinh tồn, chống lại hợp lực thì bị tiêu diệt. Quan sát như vậy thì thấy ai dùng quyền áp bức người khác, tự nhiên sẽ bị đào thải.
Quan điểm sai lầm của Darwin có thể lấy một ví dụ khác đề nói rõ: “Nếu chúng ta nói với người nào đó, rằng sinh vật tiến hóa như chiều cao của thân người, ngày một lớn lên. Có người hỏi: Làm thế nào để lớn lên? Trả lời: Nếu nó không chết, nói sinh tồn sẽ lớn lên. Hỏi: Làm thế nào để sinh tồn? Trả lời: Phải ăn cơm mới sinh tồn. Hỏi: Làm thế nào để có cơm ăn? Chúng ta đứng bên chưa kịp trả lời, Darwin đứng bên đã trả lời: Anh thấy người khác có cơm phải cướp lấy mà ăn, có cơm ăn càng nhiều, thân thể càng mau lớn“.
Cách trả lời của Darwin sai hoặc không sai? Chúng ta nghiên cứu thấy Darwin nói sinh vật tiến hóa không sai, nói tiến hóa nhờ sinh tồn không sai, nói sinh tồn nhờ thức ăn cũng không sai, chỉ câu cuối cùng nói muốn có thức ăn do cạnh tranh (cướp đoạt) là sai, sửa câu cuối cùng của ông ta là đúng vậy.
Hỏi: sửa như thế nào? Rất thông thường: có cơm mọi người cùng ăn.
Bình tâm mà nói: “Darwin một mực dạy người cạnh tranh nên bị thiên lệch, chúng ta một mực dạy người nhường nhau cũng bị thiên lệch? Ở đây phải đề ra một định lý: “Nhường người, nhường đến mức không tổn hại đến sinh tồn của ta thì thôi, cạnh tranh với người, cạnh tranh đến mức ta sinh tồn được thì thôi”… Darwin chỉ lấy cạnh tranh để tiến hóa làm nguyên nhân duy nhất nên bị lệch lạc vô cùng“.
Tóm lại, Darwin phát minh sinh vật tiến hóa cũng như Newton phát minh ra “sức hút tâm quả đất” là công thần lớn của giới học thuật, nhưng điều ông nói “Muốn sinh tồn phải cạnh tranh mạnh được yếu thua” không khỏi lệch lạc, cần uốn nắn lại.
Bình luận quan điểm của Lý Tôn Ngô
1/ Lý Tôn Ngô hoàn toàn trái ngược với Darwin trước hết ở cái nhìn nhân bản đối với thế giới.
Nếu Thuyết Tiến hóa của Darwin nhìn sự “tiến hóa” hoàn toàn theo con mắt phi nhân bản – động lực của tiến hóa là tranh giành, kẻ mạnh là kẻ sống sót, kẻ mạnh là kẻ có quyền tồn tại – thì học giả họ Lý đưa ra quan điểm hoàn toàn đối lập:
Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.
2/ Ý kiến của Tôn Ngô không những thể hiện tính nhân bản, mà còn chỉ rõ Darwin đã sai lầm như thế nào từ cách nhận thức.
Ông chỉ ra một sự thật mà Darwin không thấy, đó là hành vi của con người. Nếu Darwin coi con người về bản chất cũng chỉ là một động vật, thì Tôn Ngô giảng cho Darwin thấy rằng con người có khả năng nhận thức về hành vi của mình, do đó có thể điều chỉnh hành vi đó để không ứng xử như con vật. Thật vậy, ông giảng cho Darwin hiểu điều mà Thuyết Tiến hóa không biết:
Có nghĩa là con người không nhất thiết phải tranh giành và tiêu diệt kẻ yếu hơn mình mới tồn tại được. Thiết tưởng một người có giáo dục bình thường cũng thấy điều này, vậy tại sao một nhà khoa học hàn lâm như Darwin không thấy?
Có hai giả thiết:
1/ Bản chất Darwin mang trong mình một cái nhìn đen tối về con người, chỉ thấy cái ác trong con người mà không thấy cái thiện. Từ đó ông xây dựng một Thuyết Tiến hóa không có lương tri của con người tham dự vào.
2/ Darwin quá mơ mộng trên mây trên gió, quá say mê với việc nghiên cứu chim muông, sâu bọ, thú vật,… và chỉ nhìn thấy ở đó cơ chế vật chất thuần túy, quên mất chính bản thân mình cũng là một đối tượng phải nghiên cứu kỹ, như chính học giả Tôn Ngô đã nói, rằng phòng thí nghiệm của Darwin thiếu một tiêu bản là chính ông. Vì thiếu tiêu bản đó nên quan điểm của ông mới trở nên lệch lạc, nhất là khi áp dụng quy luật của thế giới động vật vào con người.
3/ Tôi không dám quả quyết giả thiết nào là đúng.
Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.
Có nghĩa là con người không nhất thiết phải tranh giành và tiêu diệt kẻ yếu hơn mình mới tồn tại được. Thiết tưởng một người có giáo dục bình thường cũng thấy điều này, vậy tại sao một nhà khoa học hàn lâm như Darwin không thấy?
Có hai giả thiết:
1/ Bản chất Darwin mang trong mình một cái nhìn đen tối về con người, chỉ thấy cái ác trong con người mà không thấy cái thiện. Từ đó ông xây dựng một Thuyết Tiến hóa không có lương tri của con người tham dự vào.
2/ Darwin quá mơ mộng trên mây trên gió, quá say mê với việc nghiên cứu chim muông, sâu bọ, thú vật,… và chỉ nhìn thấy ở đó cơ chế vật chất thuần túy, quên mất chính bản thân mình cũng là một đối tượng phải nghiên cứu kỹ, như chính học giả Tôn Ngô đã nói, rằng phòng thí nghiệm của Darwin thiếu một tiêu bản là chính ông. Vì thiếu tiêu bản đó nên quan điểm của ông mới trở nên lệch lạc, nhất là khi áp dụng quy luật của thế giới động vật vào con người.
3/ Tôi không dám quả quyết giả thiết nào là đúng.
Có thể giả thiết một đúng, hoặc hai đúng, hoặc cả hai. Nhưng điều tôi thấy đáng tiếc không phải là hình ảnh cá nhân Darwin, mà là tại sao sai lầm của Darwin rõ như thế, mà lại chiếm được lòng tin của rất rất nhiều người, trong đó có những học giả rất uyên bác. Bao giờ nhân loại sẽ tỉnh ra để loại bỏ Thuyết Tiến hóa ra khỏi khoa học và giáo dục? Thật đáng sợ khi một học thuyết sai lầm như thế mà lại được coi là một khoa học chính thống để truyền bá cho mọi thế hệ ở nhà trường.
4/ Hiện nay đã và đang dấy lên một làn sóng chống Darwin trên khắp thế giới.
4/ Hiện nay đã và đang dấy lên một làn sóng chống Darwin trên khắp thế giới.
Chỉ những người bàng quan mới không biết điều này. Tôi sẽ tiếp tục công bố những sự thật đó, nhưng hôm nay tôi muốn nhấn mạnh rằng không cần đợi đến bây giờ Darwin mới bị phê phán, trong quá khứ đã có những học giả nhìn xa thấy rộng phê phán Darwin rồi. Có điều chúng ta chưa biết đó thôi. Nhưng muộn còn hơn không bao giờ. Tôi tin chắc làn sóng chống Darwin sẽ ngày càng mạnh, đơn giản vì Thuyết Tiến hóa của Darwin là sai lầm.
5/ Đọc Hậu Hắc Học, tôi giật mình khi thấy Lý Tôn Ngô như một nhà tiên tri khi ông dự báo tai họa do Thuyết Tiến hóa của Darwin sẽ mang lại cho loài người:
5/ Đọc Hậu Hắc Học, tôi giật mình khi thấy Lý Tôn Ngô như một nhà tiên tri khi ông dự báo tai họa do Thuyết Tiến hóa của Darwin sẽ mang lại cho loài người:
“…luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau,…”. Đó là lời tổng kết cuộc Thế Chiến I và dự báo Thế Chiến II.
6/ Lý Tôn Ngô còn tỏ ra sắc sảo gấp bội so với Darwin khi ông chỉ ra rằng sinh giới không chỉ cạnh tranh, mà còn hợp tác chung sống hòa bình để tồn tại:
Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh nhau ít hơn.
Vậy không phải chỉ có loài người mới có sự chung sống hòa bình, mà ngay cả sinh vật nói chung cũng vậy. Thậm chí theo Lý Tôn Ngô, chung sống hòa bình nhiều hơn cạnh tranh.
7/ Với quan điểm của Lý Tôn Ngô, học thuyết của Darwin hoàn toàn phá sản!
6/ Lý Tôn Ngô còn tỏ ra sắc sảo gấp bội so với Darwin khi ông chỉ ra rằng sinh giới không chỉ cạnh tranh, mà còn hợp tác chung sống hòa bình để tồn tại:
Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh nhau ít hơn.
Vậy không phải chỉ có loài người mới có sự chung sống hòa bình, mà ngay cả sinh vật nói chung cũng vậy. Thậm chí theo Lý Tôn Ngô, chung sống hòa bình nhiều hơn cạnh tranh.
7/ Với quan điểm của Lý Tôn Ngô, học thuyết của Darwin hoàn toàn phá sản!
Bởi nền tảng của học thuyết này là chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn. Cả 2 khái niệm này đều sai. Lý Tôn Ngô đã chỉ ra sai lầm ở vế sau, tức là coi đấu tranh sinh tồn là động lục tất yếu duy nhất của tiến hóa. Tôi sẽ tiếp tục chỉ ra sai lầm ở vế thứ nhất, tức là coi chọn lọc tự nhiên là chìa khóa để tiến hóa. Nhưng xin dành việc thảo luận đó cho bài kỳ sau.
Tác giả bài viết: GS Phạm Việt Hưng, từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học.
Đọc bản gốc ở đây
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét