Bạn có thường xuyên ăn xôi sáng được gói ngoài bằng giấy báo? Mực sử dụng để in giấy báo, sách dù ở dạng in màu hay in đen trắng đều chứa những hợp chất có chì, gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Những thông tin liên quan đến thực phẩm chứa lượng chì vượt ngưỡng cho phép ở cơ thể khiến người dân không khỏi hoang mang. Nhiều người nghĩ đến cách bài trừ những loại nước uống này khỏi chế độ ăn uống hàng ngày với hi vọng sẽ loại bỏ chì ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn có biết, trong cuộc sống hàng ngày, bạn vô tình có thể mắc phải những thói quen khiến cơ thể nhiễm độc chì mà không hề hay biết. Và bạn có thể phải mất nhiều tháng để đào thải ra khỏi máu, thậm chí 10-20 năm để đào thải ra khỏi xương.
Nhiễm độc chì thường có những triệu chứng không rõ ràng. Tình trạng nhiễm độc thường xuyên có thể khiến bạn mắc những bệnh mãn tính, thậm chí là tử vong. Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm độc chì nhất. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng nửa triệu trẻ em từ 1-5 tuổi ở đây bị nhiễm chì trong máu ở mức 5mg/dL.
Chúng ta cùng điểm qua những thói quen khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc chì để tìm cách ngăn ngừa ngộ độc chì cho bản thân cũng như gia đình mình trong bài viết dưới đây:
1. Sử dụng giấy báo để gói thực phẩm
Bạn có thường xuyên ăn xôi sáng được gói ngoài bằng giấy báo? Mực sử dụng để in giấy báo, sách dù ở dạng in màu hay in đen trắng đều chứa những hợp chất có chì, gây nguy hại đến sức khỏe con người. Khi bạn sử dụng giấy báo để gói thức ăn, mực từ giấy sẽ thấm vào thức ăn, theo đường miệng đi vào hệ tiêu hóa, tích tụ và gây độc hệ thần kinh trung ương, gan, máu, xương, thậm chí là cả hệ sinh sản của cả nam và nữ.
Mực sử dụng để in giấy báo, sách dù ở dạng in màu hay in đen trắng đều chứa những hợp chất có chì. (Ảnh: Internet)
2. Cho trẻ sử dụng những loại đồ chơi chứa chì
Nhiều cha mẹ thường mua cho con những loại đồ chơi có chì do sơn chì bên ngoài hoặc chất liệu nhựa có chì, vẽ tranh… cũng dễ khiến trẻ bị nhiễm độc chì. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, mỗi năm thế giới có khoảng 600.000 trẻ nhỏ bị thiểu năng trí tuệ do căn bệnh này gây ra. Nguyên nhân nhóm đối tượng này bị nhiễm độc chì cao là vì chưa trưởng thành nhận thức, hệ thống cơ thể chưa hoàn thiện rất dễ bị ngộ độc chì và thói quen hay đưa tay vào miệng cắn, mút.
3. Sử dụng những sản phẩm làm đẹp có chì
Làm đẹp là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chị em. Nhưng nếu không cẩn thận, chính bạn lại đang dùng mỹ phẩm hủy hoại đi nhan sắc vốn có của mình. Những sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường đi kèm với nguy cơ nhiễm độc chì cao. Trong đó, son môi là một trong những sản phẩm không thể thiếu của chị em – cũng chính là sản phẩm làm đẹp hàng đầu chứa lượng chì cực cao, do vị trí tiếp xúc là môi nên càng có khả năng khiến bạn nuốt vào cơ thể. Ngoài son môi, bút kẻ mắt đứng thứ hai trong những loại mỹ phẩm chứa nhiều chì. Do đó, chị em cần hết sức lưu ý trong việc sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm. làm đẹp có xuất xứ, nhãn mác uy tín, chất lượng.
4. Tiêu thụ thực phẩm nhiễm độc chì
Rau quả tươi có thể bị nhiễm chì từ đất, nước tưới. Đặc biệt, những loại phân bón rau quả đều chứa một lượng chì nhất định, dễ dàng đi vào cây trồng trong quá trình hấp thụ để phát triển. Những thức ăn hải sản, đặc biệt là cá biển có chứa lượng muối Hg methylmercury cao, có khả năng tích tụ chì trong cơ thể là rất lớn.
5. Sử dụng những sản phẩm, hộp hàn chứa chì
Ống dẫn nước bằng đồng hoặc hàn bằng đồng và chì có thể giải phóng các hạt chì vào trong nước máy. Mặc dù sử dụng hàn chì trong những ống dẫn nước bị cấm ở Hoa Kỳ nhưng nó vẫn được sử dụng ở một số nước trên thế giới. Ngoài ra, những sản phẩm như xoong chảo, bát đĩa - đặc biệt là dạng bát nung cũng có thể chứa lượng chì trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Trẻ em là nhóm đối tượng có khả năng bị nhiễm độc chì cao từ những đồ chơi hàng ngày mà cha mẹ không hay biết. (Ảnh: Internet)
Những thay đổi bạn có thể làm ngay hôm nay để tránh nhiễm độc chì:
- Không sử dụng các loại thuốc dân gian không được kiểm chứng, các loại mỹ phẩm chứa chì.
- Tránh sử dụng các dụng cụ nhà bếp, bộ đồ ăn để đựng hoặc nấu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Một số loại bát nung có nguồn gốc từ Mỹ la tinh mới đây phát hiện chứa hàm lượng chì cao, có thể xâm nhập vào thức ăn đựng bên trong.
- Tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ sau khi hoàn thành nhiệm vụ có liên quan đến các sản phẩm chứa chì như kính nhuộm màu, đạn…
- Cấm tuyệt đối việc cho trẻ sử dụng các loại đồ chơi dạng kim loại.
- Sử dụng nước lạnh để đun uống, nấu ăn và quấy bột cho trẻ em. Nước nóng có khả năng nhiễm chì cao hơn.
- Để ý đến đường ống dẫn nước trong nhà của bạn. Nguyên nhân nhiễm độc chì thường do hệ thống đường dẫn nước của gia đình chứ không phải từ địa phương.
Tổng hợp (baomoi)
Nhiễm độc chì và những hình ảnh tàn phá cơ thể trẻ em kinh hoàng
Những hình ảnh sau đây sẽ cho thấy, nhiễm độc chì nguy hiểm như thế nào đối với trẻ nhỏ khi uống các loại nước ngọt có hàm lượng chì vượt ngưỡng.
Chì gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em. Ở các cấp độ phơi nhiễm cao, chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong, trẻ em sống sót sau nhiễm độc chì nghiêm trọng có thể để lại sự chậm phát triển tâm thần và rối loạn hành vi.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu mẹ bị nhiễm độc chì sẽ có những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng lo lắng là khả năng tích lũy nồng độ chì trong thai nhi sẽ cao hơn so với mẹ, bởi trẻ em nhạy cảm hơn, thai nhi lại phát triển nhanh, quá trình hấp thụ, trao đổi chất của thai cũng diễn ra nhanh. Do đó, khả năng tích lũy chì sẽ nhanh và nhiều hơn.
Theo các chuyên gia từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, trong thực hành lâm sàng tại phòng khám chuyên khoa sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh, nhiều bệnh nhân, nhất là nam giới (có một số nữ nhưng không đáng kể) đến với bệnh cảnh lâm sàng là tổn thương da dạng sạm da, hoặc dày da, một vùng hoặc toàn thân, kèm theo đó là toàn trạng suy nhược, ăn uống kém, có tổn thương gan, thận và hệ tiêu hóa, cơ niêm... do nhiễm độc chì.
Một số hình ảnh nhiễm độc chì cả ở người lớn và trẻ em:
Da tay sạm, dày, ứa máu, sưng phồng do nhiễm độc chì. Ảnh: Nguồn: Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
Bàn tay nứt toác vì ngộ độc chì. Ảnh: Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
Một hình ảnh tay biến dạng do nhiễm độc chì ở người lớn.
Hình ảnh thuốc nam không rõ nguồn gốc, phim X-quang cho thấy thuốc nam này nhiễm chì ra sao. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét