Trong khoảng 10 năm từ 1970 đến 1980, mỗi năm hàng nghìn kỹ sư Đài Loan được gửi sang Mỹ học. Và điểm đáng chú ý là lãnh đạo Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư mạnh tay cho các chương trình gửi kỹ sư đi Mỹ học bất chấp việc 10 người sang Mỹ chỉ có 1 người về lại Đài Loan ngay sau khi học.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người của một nước được xem là cao khi đạt 12.735 USD trở lên (số liệu tính đến năm 2014). Và chiếu theo định nghĩa đó thì đến tháng 7/2015, trên thế giới có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp vào nhóm này.
Tại Đài Loan (Trung Quốc), thu nhập bình quân đầu người năm 2015 vào khoảng 46,8 nghìn USD/năm (theo thống kê của CIA - The World Factbook), ngang ngửa so với Nhật, Úc.
Những thập kỷ gần đây, lĩnh vực điện tử luôn là động lực tăng trưởng kinh tế chính của Đài Loan. Lĩnh vực bắt đầu được phát triển vào đầu thập niên 70 khi Đài Loan muốn phát triển công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Khi lãnh đạo Đài Loan lựa chọn con đường phát triển ngành điện tử công nghệ cao, môi trường kinh doanh khi đó cực kỳ bất lợi.
Các công ty nội địa không muốn bước vào ngành công nghệ mới, trên thị trường quốc tế, các công ty lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc thâu tóm thị trường. Đó là chưa kể đến việc với tiềm lực tài chính hạn hẹp hơn rất nhiều so với Nhật, Hàn, sẽ khiến Đài Loan gặp nhiều khó khăn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất.
Để vượt qua tất cả những trở ngại trên, lãnh đạo Đài Loan đã đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với hoàn cảnh của riêng mình: Tập trung vào phát triển các công ty vừa và nhỏ, thiết lập mối quan hệ thân tình với các tập đoàn đa quốc gia. Lãnh đạo Đài Loan không nhờ đến các công ty đa quốc gia để học hỏi công nghệ mà thành lập những viện nghiên cứu riêng để phát triển công nghệ mới của riêng Đài Loan. Đài Loan gửi hàng nghìn kỹ sư sang các nước có công nghệ cao, đặc biệt là Mỹ để học tập.
Trong khoảng 10 năm từ 1970 đến 1980, mỗi năm hàng nghìn kỹ sư Đài Loan được gửi sang Mỹ học. Và điểm đáng chú ý là lãnh đạo Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư mạnh tay cho các chương trình gửi kỹ sư đi Mỹ học bất chấp việc 10 người sang Mỹ chỉ có 1 người về lại Đài Loan ngay sau khi học.
Nhiều người Đài Loan được gửi sang Mỹ học đã ở lại Mỹ khá nhiều năm, mãi cho đến tận giữa và cuối thập niên 1980. Rất nhiều trong số họ đã vươn đến vị trí quản lý cao cấp tại nhiều công ty công nghệ tại thung lũng Silicon của Mỹ.
Và rồi người ra đi cũng đến ngày trở về. Sau đó không lâu, khi đã cảm thấy tích lũy đủ công nghệ, kiến thức và kỹ năng tại Mỹ, rất nhiều kỹ sư Đài Loan về nước mở doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử và họ thành công. Những người như họ đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của ngành điện tử Đài Loan.
Trong khoảng thời gian trên, lãnh đạo Đài Loan đồng thời cũng hết sức nỗ lực để phát triển các viện nghiên cứu. Năm 1973, lãnh đạo Đài Loan thành lập Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI), tổ chức chuyên khuyến khích phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử.
Đến năm 1978, Nhóm tư vấn công nghệ và khoa học cho chính quyền (STAG) được thành lập để tư vấn cho lãnh đạo cao cấp về chiến lược phát triển ngành điện tử. STAG đã vận động để lập ra công viên công nghệ Hsinchu vào năm 1980.
Một trong những hoạt động quan trọng của ITRI là thương thuyết để mua lại bản quyền công nghệ hoặc tìm kiếm đối tác để ký kết các hợp đồng chia sẻ công nghệ. Ngoài ra họ cũng chịu trách nhiệm tìm những công ty Mỹ có lĩnh vực hoạt động phù hợp với mục tiêu phát triển của Đài Loan và gửi người Đài Loan sang học.
Sau đó, các doanh nghiệp lập ra sẽ được dựa trên nguyên tắc góp vốn như sau: Khoảng 40 đến 50% vốn đến từ chính quyền, số còn lại do tư nhân tự góp. Sau đó, các cơ quan chuyên trách của chính phủ vẫn tiếp tục theo sát để hỗ trợ công nghệ cho nhóm doanh nghiệp mới thành lập này, thậm chí có thể sử dụng các hạ tầng nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứu do chính quyền Đài Loan lập ra nếu muốn.
United Microelectronics Company (UMC) là một trong những công ty đầu tiên được thành lập theo phương thức chia sẻ công nghệ với RCA, một công ty công nghệ lớn tại Mỹ thời kỳ giữa thập niên 1970. Trong chỉ vài năm sau khi thành lập công ty, khoảng 259 kỹ sư đã được gửi đến RCA đào tạo và sau đó trở về xây dựng cho UMC.
Trong sự phát triển của UMC, nguồn tiền từ chính quyền giữ một vai trò quan trọng. Thế nhưng ngay cả như vậy, nhà đầu tư tư nhân vẫn khá ngại ngần rót vốn cho các công ty công nghệ mới. Chính quyền Đài Loan đã phải âm thầm vận động và gây sức ép, đồng thời liên kết để tạo thị trường xuất khẩu cho sản phẩm.
Giai đoạn thập niên 1970 và 1980, các cơ quan nghiên cứu và đầu tư của Đài Loan đã lập ra ít nhất khoảng 18 công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc ngành công nghệ bán dẫn.
Tất cả những nỗ lực của lãnh đạo Đài Loan đã được đền đáp.
Lĩnh vực công nghệ của Đài Loan phát triển nhanh chóng, khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Năm 2013, UMA là công ty lớn thứ 3 trong ngành bán dẫn với 10% thị phần. Công ty đứng đầu ngành bán dẫn thế giới năm 2013 đồng thời là công ty TSMC của Đài Loan, một công ty khác được thành lập bởi các cơ quan đầu tư và nghiên cứu do chính quyền Đài Loan lập ra.
Thành tích này được duy trì cho đến hiện tại, thống kê năm 2015 cho thấy trong số 20 tập đoàn/công ty ngành bán dẫn lớn nhất thế giới có đến 3 công ty Đài Loan, còn lại chủ yếu là Nhật, Mỹ và Hàn Quốc, những nước đã đi trước Đài Loan rất lâu trong lĩnh vực này.
Nguồn: Trí Thức Trẻ
Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, s.79 (27.11.1930)
(NGUỒN: http://www.viet-studies.info/Phankhoi/PKhoi_LichSuDaiLoan.htm)
Tại Đài Loan (Trung Quốc), thu nhập bình quân đầu người năm 2015 vào khoảng 46,8 nghìn USD/năm (theo thống kê của CIA - The World Factbook), ngang ngửa so với Nhật, Úc.
Những thập kỷ gần đây, lĩnh vực điện tử luôn là động lực tăng trưởng kinh tế chính của Đài Loan. Lĩnh vực bắt đầu được phát triển vào đầu thập niên 70 khi Đài Loan muốn phát triển công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Khi lãnh đạo Đài Loan lựa chọn con đường phát triển ngành điện tử công nghệ cao, môi trường kinh doanh khi đó cực kỳ bất lợi.
Các công ty nội địa không muốn bước vào ngành công nghệ mới, trên thị trường quốc tế, các công ty lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc thâu tóm thị trường. Đó là chưa kể đến việc với tiềm lực tài chính hạn hẹp hơn rất nhiều so với Nhật, Hàn, sẽ khiến Đài Loan gặp nhiều khó khăn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất.
Để vượt qua tất cả những trở ngại trên, lãnh đạo Đài Loan đã đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với hoàn cảnh của riêng mình: Tập trung vào phát triển các công ty vừa và nhỏ, thiết lập mối quan hệ thân tình với các tập đoàn đa quốc gia. Lãnh đạo Đài Loan không nhờ đến các công ty đa quốc gia để học hỏi công nghệ mà thành lập những viện nghiên cứu riêng để phát triển công nghệ mới của riêng Đài Loan. Đài Loan gửi hàng nghìn kỹ sư sang các nước có công nghệ cao, đặc biệt là Mỹ để học tập.
Phật Quang Sơn (Cao Hùng)
Nhiều người Đài Loan được gửi sang Mỹ học đã ở lại Mỹ khá nhiều năm, mãi cho đến tận giữa và cuối thập niên 1980. Rất nhiều trong số họ đã vươn đến vị trí quản lý cao cấp tại nhiều công ty công nghệ tại thung lũng Silicon của Mỹ.
Và rồi người ra đi cũng đến ngày trở về. Sau đó không lâu, khi đã cảm thấy tích lũy đủ công nghệ, kiến thức và kỹ năng tại Mỹ, rất nhiều kỹ sư Đài Loan về nước mở doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử và họ thành công. Những người như họ đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của ngành điện tử Đài Loan.
Trong khoảng thời gian trên, lãnh đạo Đài Loan đồng thời cũng hết sức nỗ lực để phát triển các viện nghiên cứu. Năm 1973, lãnh đạo Đài Loan thành lập Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI), tổ chức chuyên khuyến khích phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử.
Đến năm 1978, Nhóm tư vấn công nghệ và khoa học cho chính quyền (STAG) được thành lập để tư vấn cho lãnh đạo cao cấp về chiến lược phát triển ngành điện tử. STAG đã vận động để lập ra công viên công nghệ Hsinchu vào năm 1980.
Một trong những hoạt động quan trọng của ITRI là thương thuyết để mua lại bản quyền công nghệ hoặc tìm kiếm đối tác để ký kết các hợp đồng chia sẻ công nghệ. Ngoài ra họ cũng chịu trách nhiệm tìm những công ty Mỹ có lĩnh vực hoạt động phù hợp với mục tiêu phát triển của Đài Loan và gửi người Đài Loan sang học.
Sau đó, các doanh nghiệp lập ra sẽ được dựa trên nguyên tắc góp vốn như sau: Khoảng 40 đến 50% vốn đến từ chính quyền, số còn lại do tư nhân tự góp. Sau đó, các cơ quan chuyên trách của chính phủ vẫn tiếp tục theo sát để hỗ trợ công nghệ cho nhóm doanh nghiệp mới thành lập này, thậm chí có thể sử dụng các hạ tầng nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứu do chính quyền Đài Loan lập ra nếu muốn.
United Microelectronics Company (UMC) là một trong những công ty đầu tiên được thành lập theo phương thức chia sẻ công nghệ với RCA, một công ty công nghệ lớn tại Mỹ thời kỳ giữa thập niên 1970. Trong chỉ vài năm sau khi thành lập công ty, khoảng 259 kỹ sư đã được gửi đến RCA đào tạo và sau đó trở về xây dựng cho UMC.
Trong sự phát triển của UMC, nguồn tiền từ chính quyền giữ một vai trò quan trọng. Thế nhưng ngay cả như vậy, nhà đầu tư tư nhân vẫn khá ngại ngần rót vốn cho các công ty công nghệ mới. Chính quyền Đài Loan đã phải âm thầm vận động và gây sức ép, đồng thời liên kết để tạo thị trường xuất khẩu cho sản phẩm.
Giai đoạn thập niên 1970 và 1980, các cơ quan nghiên cứu và đầu tư của Đài Loan đã lập ra ít nhất khoảng 18 công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc ngành công nghệ bán dẫn.
Tất cả những nỗ lực của lãnh đạo Đài Loan đã được đền đáp.
Lĩnh vực công nghệ của Đài Loan phát triển nhanh chóng, khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Năm 2013, UMA là công ty lớn thứ 3 trong ngành bán dẫn với 10% thị phần. Công ty đứng đầu ngành bán dẫn thế giới năm 2013 đồng thời là công ty TSMC của Đài Loan, một công ty khác được thành lập bởi các cơ quan đầu tư và nghiên cứu do chính quyền Đài Loan lập ra.
Thành tích này được duy trì cho đến hiện tại, thống kê năm 2015 cho thấy trong số 20 tập đoàn/công ty ngành bán dẫn lớn nhất thế giới có đến 3 công ty Đài Loan, còn lại chủ yếu là Nhật, Mỹ và Hàn Quốc, những nước đã đi trước Đài Loan rất lâu trong lĩnh vực này.
Nguồn: Trí Thức Trẻ
LƯỢC SỬ XỨ ĐÀI LOAN CỦA NHỰT BỔN
VÀ TÌNH HÌNH CUỘC CÁCH MẠNG MỚI ĐÂY
VÀ TÌNH HÌNH CUỘC CÁCH MẠNG MỚI ĐÂY
Xứ Đài Loan tiếng Pháp kêu là Formose, tiếng Anh kêu là Formosa of Tai-wan, là một cái đảo quốc ở về phía đông nam tỉnh Phước Kiến nước Tàu, gồm có 29 hòn cù lao vừa nhỏ vừa lớn; quần đảo Bành Hồ cũng thuộc vào đó nữa, cho nên người Tàu có khi kêu chung là Bành Đài.
Đảo Đài Loan, ở đời nhà Tống, lập riêng ra một nước, kêu là Bi-xa-na, cũng có giao thông và triều cống Trung Quốc như là nước Lưu Cầu. Đến đời Nguyên, người Tàu lấy làm thuộc địa, đặt quan Tuần vũ ở Bành Hồ mà cai trị luôn Đài Loan nữa.
Sang đời nhà Minh, Đài Loan bị bọn giặc biển chiếm cứ; nhưng không bao lâu thì người Lưu Cầu đuổi đi. Sau đó Nhựt Bổn lại đuổi người Lưu Cầu mà choán lấy. Bấy giờ có người Tàu ở Phước Kiến, tên là Trịnh Chi Long, kiều cư bên Nhựt Bổn, hay qua lại đất Đài Loan. Trịnh có dời mấy vạn dân Phước Kiến đến khẩn ruộng hoang ở đó, lần lần dân cư trở nên đông đảo.
Khi người Hòa Lan bắt đầu sang phương Đông tìm đất, thấy xứ Đài Loan thì ưng ý lắm, bèn lấy binh lực mà đuổi người Nhựt đi; rồi mở ra các thành phố, cùng các nước thông thương, Đài Loan có nhiều nơi đô hội là bắt đầu từ đó.
Nguyên trước kia Trịnh Chi Long có lấy một người vợ Nhựt Bổn, đẻ được người con trai, tên là Trịnh Thành Công. Sau khi Chi Long mất rồi, hồi đó vào hồi nhà Thanh mới chiếm Trung Hoa, Trịnh Thành Công lấy cớ đất Đài Loan là đất cha mình khai phá, bèn dùng binh lực bức người Hòa Lan trả lại, rồi thì Thành Công trùm có cả quần đảo Đài Loan mà lập nên một nước.
Lúc đó nhà Thanh dẹp yên cả Trung Quốc, chẳng nơi nào là chẳng phục; trong Hán tộc chỉ có một mình Trịnh Thành Công cử được đảo Đài Loan để kháng cự lại mà thôi. Cho nên, đến bây giờ, người Nhựt Bổn vẫn lấy chuyện nầy làm đắc ý mà khoe khoang luôn, đến nỗi nói rằng: “Nhà Minh mất rồi, bốn trăm triệu dân Trung Hoa đều cúi đầu thần phục Mãn Thanh hết; chỉ có một người dám kháng cự, mà người ấy là nửa máu Nhựt Bổn!”
Trịnh Thành Công ở Đài Loan, tự xưng là vương, càng ngày càng mở mang thêm đất hoang và quy dân lập ấp, dân số hóa đông hơn trước. Truyền đến con là Trịnh Kinh, nhà Thanh nhiều lần sai quan thuyết hàng mà cũng không chịu. Cho đến đời cháu là Trịnh Khắc Sảng, thế lực yếu thua trước, mới phải đầu về nhà Thanh. Kể từ năm 1661, Trịnh Thành Công chiếm cứ Đài Loan, đến năm 1693, Trịnh Khắc Sảng đầu hàng, chỉ được 22 năm mà thôi vậy.
Từ đó Đài Loan lại thuộc về Trung Quốc, vua nhà Thanh chia đất ra, đặt nhiều phủ huyện, đem thuộc vào bản đồ tỉnh Phước Kiến.
Đài Loan làm thuộc địa Trung Hoa được 212 năm, nghĩa là từ năm 1683 cho đến năm 1895, thì lại vào tay người Nhựt Bổn.
Đất Đài Loan nhiều núi, phía đông toàn là núi cao liên tiếp với nhau, chỉ phía tây có ít nhiều đồng bằng, khí hậu lại nóng và ẩm. Tuy vậy, đất ruộng rất màu mỡ, đồ nông sản như lúa gạo, chè, đường, cũng nhiều. Đến như các vật lâm sản khoáng sản, thì rất là phú túc, kể cũng là cái nguồn giàu có của thế giới.
Bởi là một xứ giàu thạnh như vậy, người Nhựt nhễu nước miếng đã lâu, nên sau sau cuộc Trung Nhựt chiến tranh năm giáp ngọ (1894), qua năm ất vị (1895), tháng ba, bản điều ước Mã Quan ký kết xong, nước Tàu phải đem Đài Loan, cả Bành Hồ nữa, mà nhường cho Nhựt Bổn.
Chánh phủ Nhựt chia Đài Loan ra làm 12 “thinh”, đặt một quan tổng đốc người Nhựt làm đầu cai trị. Còn chế độ cai trị như thế nào, thì không cần nói cũng biết. Chúng ta biết ở Cao Ly (Corée), người Nhựt cai trị cách nào, thì ở Đài Loan cũng cách ấy. Mà có lẽ sự cai trị ở đây lại còn gắt hơn ở Triều Tiên (tức Cao Ly) nữa, vì dân số Đài Loan có non 4 triệu, trừ ra người Nhựt 8 vạn, bọn thổ nhân 13 vạn, còn bao nhiêu là người Tàu hết, vậy thì người Nhựt cai trị đất Đào Loan cũng như cai trị một nước Tàu nhỏ, đối với dân Tàu mà người Nhựt không gắt sao được?
Người ta kêu cái chế độ cai trị thuộc địa của Nhựt Bổn là “chế độ cảnh sát”. Mà cái chế độ cảnh sát thì lại đi cặp với cái chủ nghĩa tư bổn. Nghĩa là, chiếm được một miếng thuộc địa nào, chánh phủ Nhựt đặt nhiều cảnh sát, bủa khắp trong xứ để coi chừng bọn phản kháng, giữ cuộc trị an hầu cho nhà tư bổn Nhựt được ngồi yên mà thâu vét lợi quyền trong xứ, đem về làm giàu cho tổ quốc mình.
Dân Đài Loan – nói ngay là dân Tàu đi cũng được – cũng ở dưới cái chế độ ấy, thì biết cái lòng oán hận của họ là dường nào. Cái mầm cách mạng là do đó mà nảy lên, lâu lâu lại có một lần.
Không kể những sự âm mưu lặt vặt, chưa thành ra việc chi mà đã thất bại; chỉ kể nội cuộc cách mạng lớn, tuy không thành công mà cũng đủ cho người Nhựt rúng động, thì lần thứ nhứt ở năm 1912, mà lần thứ hai là bây giờ.
Năm 1912, vào hồi Trung Hoa dân quốc mới thành lập, người Đài Loan tưởng rằng ấy là một cái cơ hội cho mình thoát ly cái ách người Nhựt, trở lại với tổ quốc mình là Trung Hoa mà làm một bọn dân có nước trên trái đất nầy. Bấy giờ La Phước Tinh, người sanh trưởng ở Đài Loan mà là Hoa chủng, bèn cử binh phản kháng chánh phủ Nhựt. Quân cách mạng nầy dấy lên từ một nơi hiểm yếu, giết các quan lại và cảnh sát Nhựt bộn bề; song liền đó quân đội Nhựt ở các nơi kéo tới, đâu không đầy ba tuần lễ thì dẹp yên được hết. Người chủ động là La Phước Tinh bị giết; và nhơn vụ đó, chánh phủ Nhựt tra khảo tràn lan ra, có hàng mấy trăm người Đài Loan bị giết, bị đày hay là bị tù.
Đến năm nay, ngày 27 Octobre mới rồi, đống tro tàn cách mạng ở Đài Loan thình lình nổi lên cháy lại. Mà khác trước một điều, là người đứng chủ trương vận động cuộc cách mạng nầy, không phải giống Hoa, mà là người bổn thổ.
Trên kia đã nói ở Đài Loan có 13 vạn thổ dân; thứ thổ dân ấy người Tàu quen kêu là “Đài chủng” (nghĩa là giống Đài), để phân biệt với “Hoa chủng” và các chủng tộc khác. Trong bọn Đài chủng đó chánh phủ Nhựt chia ra làm hai hạng: một hạng đã có chịu giáo dục nhiều ít thì kêu là “Thục phiên”; còn một hạng chưa hề khai hóa, như bọn Mọi ở xứ ta, thì gọi là “Sanh phiên”. Song cả hai Sanh phiên và Thục phiên, cũng đều không được đãi bình đẳng với người Nhựt, người giống Hoa, hay là người tạp chủng, tức là người lai các giống.
Dân Đài chủng ở vào các miệt rừng núi, bọn Sanh phiên chừng 8 vạn, bọn Thục phiên chừng 5 vạn, ở chung lộn với nhau. Nói riêng về Sanh phiên, thì chia ra ở mấy chục làng, mà làng nầy với làng kia có núi cách biệt ra, giòng họ cũng khác nhau. Dầu vậy, ở chốn thâm sơn cùng cốc cũng có cảnh sát Nhựt theo một bên mà kiềm chế, chớ không phải được tự do làm ăn như tụi Mọi của ta ở sau lưng giải núi Trường Sơn (Chaine Annamitique) đâu.
Trong bọn Sanh phiên đó có một họ, kêu theo Tàu đã dịch âm ra, là họ “Mạnh mải”, ở riêng một làng, kêu là làng “Vụ”. Làng nầy so với các làng khác, được khai hóa sớm hơn. Vả lại, hồi người Nhựt mới tới Đài Loan, làng nầy lại quy thuận trước. Ấy vậy mà cũng bị coi là Sanh phiên và bị bạc đãi, cho nên họ vẫn lấy làm thống khổ đã lâu; duy không dám hó hé ra, là chỉ vì cái chế độ cảnh sát của người Nhựt quá nghiêm mật đó thôi.
Số người làng Vụ được chừng hai ngàn, mà trong đó chỉ có năm trăm tráng đinh. Lâu nay họ đã chịu giáo dục của chánh phủ Nhựt, cho nên, dầu mang tiếng Sanh phiên, chớ cũng đã có ít nhiều văn hóa, không phải là tệ mạt cho lắm.
Số là, ở làng Vụ, có người tên là Hoa Cương Nhứt Lang con của một vị tù trưởng, là tay thiếu niên anh tuấn, có khí khái hơn người. Anh ta nguyên học ở một trường trung học sư phạm trong xứ, tốt nghiệp rồi, lẽ đáng thì được bổ làm thầy giáo mới phải, mà chánh phủ Nhựt lại không bổ cho, trở lại sung vào một chức cảnh sát trong làng. Chàng thanh niên vẫn sẵn có chí cách mạng rồi, gặp dịp bất bình nầy, thì liền xây ra đi tuyên truyền chủ nghĩa phản Nhựt và thiệt hành sự bạo động.
Cái âm mưu của Hoa Cương Nhứt Lang khởi đầu ra từ trong làng Vụ là làng của mình rồi rây ra đến làng khác. Họ dự bị lương thực khí giới đâu đó sẵn sàng hết rồi mới cử sự, chớ không phải làm liều. Đêm 26 Octobre bắt đầu cắt dứt đường thông tin của chánh phủ, rồi hôm sau, ngày 27, quân cách mạng dậy lên.
Hôm ấy, nhơn các trường tiểu học có cuộc hội nhau tập thể thao, bao nhiêu viên chức cảnh sát Nhựt đều nhóm tại sân thể thao hết. Quân cách mạng chia làm hai đội: một đội kéo tới sân banh, giết hết cảnh sát Nhựt hơn hai trăm người; còn một đội kéo tới các bót cò, chặt dây thép nói, cướp được 150 cây súng luôn với 5 vạn bì đạn, lại cũng giết gia quyến của viên chức cảnh sát nữa. Coi đó thì biết cái mục đích cách mạng của họ chỉ là ngó chăm vào cái chế độ cảnh sát mà đi tới.
Việc nầy đồn ra, cả Đài Loan đều rúng động. Ngày 28, quân đội của chánh phủ Nhựt đã kéo tới nơi, hết thảy hơn hai ngàn người, với 5 chiếc máy bay nữa. Quan tư lịnh bên Nhựt tên là Khiêm Điền, vì ngó thấy dân làng Vụ dậy lên lần nầy có chiến lược hẳn hoi lắm, cho nên không dám khinh địch, phải dời ngay bộ tư lịnh đóng tại mặt trận, chẳng khác nào giao chiến với một địch quốc.
Ngày 31, quân của chánh phủ bắt đầu công kích, cho đến bữa 2 Novembre mà chưa thấy thắng bại chi. Bởi vì địa thế làng đó hiểm trở lắm, quân giặc cứ ngày núp đêm ra, cho nên dầu có máy bay cũng vô dụng. Gia dĩ dân làng Vụ vốn làm nghề săn bắn, bắn súng giỏi, trèo núi cũng hay, quân Nhựt cũng phải chịu thua. Mới rồi, quan tư lịnh có tâu về Nhựt hoàng một tờ sớ, trong có lời rằng: “Chúng nó đánh trận giỏi lắm, không nên dể dưng”, coi đó thì đủ biết cuộc cách mạng nầy làm cho chánh phủ Nhựt lo lắng chẳng phải là ít vậy.
Ấy là việc chỉ mới xảy ra trong một làng Vụ mà thôi, song theo tin báo Tàu, thì có nhiều dấu tỏ ra rằng hết thảy bọn Sanh phiên cũng đều như có ý biểu đồng tình với làng ấy. Cho nên, chánh phủ Nhựt đối với cuộc bạo động nầy cũng phải cẩn thận, theo mạng lịnh của Nhựt hoàng mới ban ra, không được nhơn hồi binh cách mà giết bậy người làng khác, sợ nhơn do sanh ra biến lớn.
Chúng ta phải đoán quyết rằng cuộc cách mạng nầy thể nào rồi cũng thất bại; nhưng làm vậy để tỏ ra xứ Đài Loan còn có người, sau La Phước Tinh, còn có người mà thôi!
CHƯƠNG DÂNPhụ nữ tân văn, Sài Gòn, s.79 (27.11.1930)
(NGUỒN: http://www.viet-studies.info/Phankhoi/PKhoi_LichSuDaiLoan.htm)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét