=> Các nguyên nhân gây mất trí nhớ

Trí nhớ của con người là hữu hạn, trong khi thứ cần nhớ gần như là vô hạn. Câu hỏi đặt ra là làm sao bộ não của chúng ta có thể lọc được nguồn thông tin cần lưu giữ?

Jacobs sống như một bé gái 15 tuổi trong suốt 8 tuần sau đó, cho tới khi các ký ức quay trở lại. Theo y học, hiện tượng mất trí nhớ của Jacobs được coi là một trường hợp của "mất trí nhớ phân ly"

Với phản trí nhớ, não bộ con người mới có thể giữ được trạng thái cân bằng, không bị bệnh.

Đây là chứng quên do các nguyên nhân căng thẳng và tổn thương tâm lý gây ra, không phải do các tổn thương sinh lý. Jacobs sau đó tiết lộ về những sự việc từng xảy ra trong quá khứ như mất việc, lạm dụng ma túy, bị hãm hiếp vào năm lên 6 và suýt bị bạn trai siết cổ khi 20 tuổi.

Mất trí nhớ phân ly là chẩn đoán gây tranh cãi
.
Nhiều chuyên gia, trong đó có bác sĩ tâm lý Harrison Pope của Đại học Harvard, cho rằng nó không đúng. Các ý kiến nghi ngờ khác nhận định rối loạn phân ly (bao gồm cả rối loạn nhân cách hay đa nhân cách) bắt nguồn từ các kỳ vọng hay những ảo tưởng của bệnh nhân về cách mà họ nghĩ là nên cư xử.

Người được chẩn đoán rối loạn phân ly thường kèm theo cả rối loạn nhân cách và bất ổn cảm xúc. Họ là những người nhạy cảm và dễ ảo tưởng. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Times, Jacobs nói rằng cô rất thán phục cách mà tâm trí mình đối phó với các tổn thương tâm lý, đó là chia tách ký ức.
Mất trí nhớ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến bệnh nhân quên đi ký ức tạm thời hoặc không thể nhớ thêm những điều mới. (Ảnh minh họa: newhope360.com)

Các trường hợp mất trí nhớ hoặc tâm lý phân ly khá hiếm. Phổ biến hơn cả là mất trí nhớ hệ thống, do tổn thương não hoặc bệnh thần kinh như đột quỵ. Vấn đề đối với họ không phải là mất ký ức cũ hay quên mất mình là ai, mà là không thể có những ký ức mới.

Henry Molaison được chẩn đoán chứng quên thuận chiều (anterograde amnesia). Năm 1953, sau khi cắt bỏ vùng hồi hải mã (một phần của não, đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ) và cả hạch hạt nhân (amygdala) để điều trị bệnh động kinh, Molaison "mắc kẹt ở hiện tại", khi các ký ức mới chỉ tồn tại trong não một vài giây. Bác sĩ Brenda Miler phải làm quen lại với bệnh nhân mỗi ngày.

Một giờ sau khi ăn xong, Molaison lập tức quên và lại ngồi ăn tiếp. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng ông có khả năng chịu đau đớn bất thường qua thử nghiệm bằng cách nung nóng cánh tay bằng máy sấy tóc. Họ cho rằng nguyên nhân của đặc điểm này là do cắt bỏ amygdala, phần cấu trúc não chịu trách nhiệm về ghi nhớ các cơn đau trong quá khứ.

Các dạng mất trí nhớ hệ thống khác có thể do nguyên nhân chấn động não, nghiện rượu và ma túy. Nghiện rượu trong thời gian dài còn dẫn đến hội chứng Korsakoff, khiến bệnh nhân mất ký ức trong quá khứ lẫn khả năng hình thành ký ức mới. Họ thường tự lấp đầy các khoảng trống trong ký ức bằng các câu chuyện hư cấu và tin đó là thật. Một trường hợp mất trí nhớ khác hiếm hơn, xảy ra khi máu bơm lên vùng não phụ trách ghi nhớ không đủ do một nguyên nhân nào đó.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng quá trình mất ký ức thời thơ ấu có thể xảy ra khoảng năm lên 7 và là tác dụng phụ của quá trình trưởng thành chức năng ghi nhớ. Tuy nhiên vấn đề này không nghiêm trọng, nếu so sánh với chứng mất trí nhớ ở người trưởng thành.

Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ
Bạn để quên chìa khóa xe ở nhà nhiều lần? Bạn hầu như không nhớ những món mình đã ăn trong buổi tối hôm trước? Bạn hay quên cuộc hẹn với người khác? Nếu những điều này xảy ra dường như mỗi ngày, mà tuổi của bạn chỉ dưới 40 thì không nên xem thường.

Trái với suy nghĩ của số đông cho rằng trí nhớ kém là vấn đề của tuổi già, trên thực tế, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết một số trẻ em có xu hướng hay quên nếu chúng phải sống trong môi trường căng thẳng triền miên. Đây là vấn đề không nên xem nhẹ. Cho dù ở tuổi 16 hay 60, bạn phải đấu tranh để không bị suy giảm trí nhớ. Quan trọng là hiểu được nguyên nhân làm cho trí nhớ của bạn giảm đi, từ đó bạn sẽ biết cách ngăn chặn trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Các nhà khoa học đúc kết 7 nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm trí nhớ, thậm chí có thể dẫn đến giảm chức năng nhận thức như sau:

1. Trầm cảm
Khi một người đang chán nản, sẽ rất khó khăn để tập trung và nhớ lại nhiều thứ vì mối bận tâm của họ hiện tại là những cảm xúc tiêu cực kia. Trên thực tế, không ai có thể miễn nhiễm với trầm cảm. Trầm cảm có thể xảy ra ngay cả với trẻ con nếu chúng phải thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng.

Một số trường hợp có thể làm cho con người bị trầm cảm, chẳng hạn cái chết của người thân yêu, thiếu sự quan tâm từ gia đình và một vài lý do khác. Cảm xúc tiêu cực bao gồm cả sự giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể làm cho bạn mau quên, mất khả năng tập trung.

2. Làm nhiều việc cùng lúc
Đa phần chúng ta có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng hoàn thành được nhiều việc càng nhanh càng tốt. Trong khi nhiều người nghĩ điều này là tốt nhưng thói quen này về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí, vào thời điểm tâm trí của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Nếu bạn có dấu hiệu tâm trí rối loạn, trí nhớ kém, điều duy nhất có thể làm để khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm. Hãy nhớ rằng bộ não của bạn chỉ có thể hoàn thành tốt một vấn đề trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc cùng lúc với nhiều ý tưởng có thể dẫn đến “ô nhiễm tinh thần”, làm suy giảm trí nhớ.

3. Che giấu cảm xúc thật

Có những người luôn rèn luyện bản thân để che giấu cảm xúc thật của mình khỏi sự sợ hãi, xấu hổ hay tự hào. Họ có xu hướng bỏ qua khía cạnh tình cảm trong cuộc sống, vì vậy họ không còn gắn kết cảm xúc với suy nghĩ của bản thân. Như thế sẽ giúp người đó thực hiện tốt công việc hoặc nghiên cứu ngay cả khi cuộc sống của họ đang ở trong tình trạng hỗn độn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ.

Não được tạo thành từ 2 phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Phần bên trái của não bộ điều khiển tư duy logic trong khi bên phải tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật và cảm xúc. Khi một người sử dụng cả 2 mặt của não bộ thường xuyên, họ sẽ có được một cảm giác cân bằng trong cách suy nghĩ. Điều này cho thấy một bộ nhớ tốt đồng nghĩa với việc tăng cường hoạt động của cả 2 bán cầu não.

Để cuộc sống được cân bằng, bạn không nên chỉ phát triển tư duy logic mà hãy cải thiện cả khả năng sáng tạo của mình. Bằng cách đó, bạn có thể trở thành một người toàn diện với chức năng nhận thức tuyệt vời.

4. Lạm dụng chất gây nghiện (đặc biệt là ma túy)
Một số loại thuốc bị đưa vào danh mục cấm bởi một lý do rõ ràng là chúng không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà còn gây hại cho sức khỏe. Có những người đã bị nghiện sau vài lần dùng thử chất ma túy. Một khi cơ thể đã trở nên quen với những chất này, họ dần đánh mất những thói quen tốt của mình.
Bên cạnh vấn đề về thể chất và tâm lý, lạm dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến vùng hippocampus và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi.

Ảnh minh họa: Lifespan
5. Uống quá nhiều rượu
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lạm dụng rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần, bao gồm suy giảm trí nhớ. Nghiện rượu có thể dẫn đến trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ tạm thời bởi khi rượu được hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn chặn khí oxy lưu thông lên não, đặc biệt là ở khu vực có chứa cồn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.

6. Thiếu Thiamine (sinh tố B1)

Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B1 có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Theo các chuyên gia, một lượng lớn vitamin này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.

Những người không nhận được đủ lượng thiamin từ chế độ ăn uống có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg).

7. Thiếu ngủ

Giấc ngủ giúp "refresh" cơ thể và tâm trí của bạn, là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Các sóng não cũng có thể chuyển những kỷ niệm này đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các “cửa hàng ký ức” trong thời gian dài.

Khi bạn không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, người lớn nên dành ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày để ngủ nhằm cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.

Lời giải cho hiện tượng đột nhiên mất trí nhớ ở người

Mất trí nhớ là một trong những căn bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân của chứng mất trí nhớ này là do bệnh nhân bị chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn.
Trên thực tế, chứng mất trí nhớ có rất nhiều loại: mất trí nhớ ngắn hạn, không thể ghi nhớ thêm những ký ức mới… Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn tới mất trí nhớ cũng rất đa dạng, không chỉ do sang chấn như bạn thường thấy.

Từ những câu chuyện có thật…
Một trong những trường hợp đáng chú ý nhất của việc mất trí nhớ ngắn hạn phải kể đến Naomi Jacobs, một phụ nữ 32 tuổi người Anh. Vào một buổi sáng của năm 2008, Naomi (khi đó 32 tuổi) thức dậy với toàn bộ ký ức của 17 năm vừa qua bị xóa sạch.

Lúc này cô mang trong mình tiềm thức của một cô bé 15 tuổi. Naomi khẳng định rằng, buổi tối hôm trước đó, cô là một thiếu niên. Trước khi đi ngủ cô còn dành chút thời gian nghĩ về bài kiểm tra tiếng Pháp sắp tới, trên chiếc giường mà cô hay ngủ chung với em gái mình.

Hiện tượng kỳ lạ làm cho Naomi Jacobs "sống lại" những ngày tháng tuổi teen

Khoảng 8 tuần sau đó, ký ức của hiện tại quay về với Naomi. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, Naomi kể rằng cô đã phải rất vất vả để có thể làm quen với cuộc sống.

Cô đã phải “học” để sử dụng những công nghệ mới như smartphone và đặc biệt hơn cả là việc phải cố gắng chấp nhận sự thật rằng mình đã có một cậu con trai 10 tuổi.

… tới những giải thích trên quan điểm y học
Các chuyên gia vẫn chưa có lời giải thích về mặt sinh lý nào về việc tại sao Naomi lại mất trí nhớ 17 năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện tượng mất trí nhớ của Naomi được coi là một trường hợp của mất trí nhớ phân ly.

Hiện tượng này có thể bị gây ra bởi những căng thẳng  chấn thương tâm lý trong quá khứ. Trên thực tế, không những Naomi đã quên việc mình đã từng bị mất việc, lạm dụng ma túy mà còn cả việc bị hãm hiếp năm lên 6 tuổi và việc suýt bị bạn trai siết cổ năm 20 tuổi.

Mất trí nhớ phân ly
vẫn là một chẩn đoán gây tranh cãi. Theo một số học giả, trong đó có Harrison Pope - bác sĩ tâm thần thuộc ĐH Harvard cho rằng, cho đến năm 1800, chưa hề có một tài liệu tham khảo nào đề cập đến trường hợp mất trí nhớ phân ly.

Những người khác lại hoài nghi, mất trí nhớ phân ly, bao gồm cả rối loạn nhân cách - trước đó được biết đến như là rối loạn đa nhân cách. Nguyên nhân của hiện tượng không phải do chấn thương tâm lý mà bắt nguồn từ những suy nghĩ sâu thẳm trong tiềm thức của bệnh nhân về cách mà họ nên ứng xử, một phần do những gợi ý của các nhà trị liệu và những ảo tưởng về căn bệnh.

Thêm vào đó, những người được chẩn đoán rối loạn phân ly thường có những triệu chứng rối loạn nhân cách và tâm lý bất ổn.

Họ thường nhạy cảm và hay bị ảo tưởng. Trong khoảng thời gian bị mất trí nhớ, Naomi đang theo học về tâm lý học. Có lẽ đây là lý do khiến cô có những ý tưởng liên quan đến chấn thương tâm lý và chức năng của bộ nhớ.

Một trường hợp đáng kinh ngạc khác về hiện tượng mất trí nhớ được ghi nhận một bệnh nhân sống sót sau vụ tai nạn. Sau khi bị đụng xe, bệnh nhân tường thuật lại rằng trí nhớ của cô ấy bị xóa sạch sau mỗi đêm.

Căn bệnh này đã từng được đề cập trong bộ phim "50 First Dates" vào năm 2004. Nhiều người cho rằng, bệnh nhân này giả bệnh vì muốn bắt chước diễn viên thần tượng của mình.

Thế nhưng, thông qua việc dùng một vài thủ thuật để kiểm tra trí nhớ của bệnh nhân, các chuyên gia đã không khỏi kinh ngạc khi biết đến sự tồn tại của hiện tượng kỳ lạ này.

Các trường hợp về tâm lý hoặc mất trí nhớ phân ly cực kỳ hiếm. Phổ biến hơn có hiện tượng mất trí nhớ hệ thống, gây ra bởi tổn thương não hoặc các bệnh về thần kinh như đột quỵ.

Khi bệnh nhân này đến khám, vấn đề của họ đang đối mặt không phải là mất trí nhớ về một phần quá khứ, hay quên mất mình là ai, mà là họ không thể hình thành được kí ức mới.

Hiện tượng mất trí nhớ tạm thời này thường bị gây ra do tổn thương ở vùng hồi hải mã. Là một cấu trúc nằm bên trong thùy thái dương - vùng hồi hải mã liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng không gian của mỗi người.

Một trong những bệnh nhân được nghiên cứu về bệnh mất trí nhớ nhiều nhất có lẽ là Henry Molaison. Do mắc chứng động kinh, Molaison đã phải thực hiện một ca phẫu thuật để cắt bỏ phần lớn khu vực hồi hải mã trong não mình. Điều này giúp Molaison thoát khỏi những cơn co giật nhưng khiến ông bị mắc kẹt ở hiện tại vĩnh viễn.

Dù vẫn nhớ được danh tính và thông tin cơ bản về mình nhưng hầu hết các ký ức mới của Molaison không kéo dài quá vài giây. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật khả năng chịu đau của Molaison trở nên cao bất thường. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là việc các hạch Amygdala - một phần vùng hồi hải mã của Molaison đã bị cắt bỏ.

Hình ảnh vùng hồi hải mã của con người.

Amygdala là một cấu trúc hình quả hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên sự sợ hãi và các trạng thái cảm xúc khác, trong đó bao gồm cảm giác đau đớn.

Bên cạnh các sang chấn, lạm dụng ma túy và đồ uống có cồn là một vài nguyên nhân tiêu biểu có thể gây ra mất trí nhớ. Nghiện rượu lâu dài có khả năng gây ra hội chứng Korsakoff - một hội chứng nguy hiểm làm mất đi những ký ức cũ, đồng thời cản trở khả năng ghi nhớ những ký ức mới.

Người mắc hội chứng này sẽ luôn bị ám ảnh bởi câu chuyện hư cấu hoàn toàn nhưng họ luôn một mực cho là đúng.
Ngoài ra, một trường hợp hiếm gặp nữa gây ra chứng mất trí nhớ đó là do hiện tượng sụt giảm lưu lượng máu tới các cơ quan trong não. Một phụ nữ 54 tuổi từng gặp trường hợp này sau khi có một đêm quan hệ “máu lửa”.

Trên thực tế, mỗi người trong số chúng ta đều là bệnh nhân của căn bệnh mất trí nhớ. Rất ít người có thể nhớ rõ được những ký ức của mình trong giai đoạn trước khi lên 3 tuổi. Thế nhưng đây không hoàn toàn là một căn bệnh. Chúng ta bị mất đi phần lớn ký ức hồi còn nhỏ sở dĩ là do sự trưởng thành ở chức năng của bộ nhớ.

Đường trong máu cao làm giảm trí nhớ

Theo các nhà nghiên cứu Đức, những người có lượng đường trong máu cao nhiều khả năng gặp các vấn đề về bộ nhớ, ngay cả khi họ không bị bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Agnes Floel của Đại học Y khoa Charite Berlin, tác giả cuộc nghiên cứu (được công bố trên tạp chí Neurology), cho biết những người có lượng đường trong máu thấp có khả năng đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ. Nghiên cứu được thực hiện với 141 người có độ tuổi trung bình là 63, không bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Họ được yêu cầu nhớ lại 15 từ trong vòng 30 phút. Họ được quét não để đo kích thước vùng hippocampus của bộ não, bộ phận có vai trò quan trọng trong trí nhớ. Nghiên cứu cho thấy những người nhớ được ít từ hơn có lượng đường trong máu cao hơn. Ngoài ra, những người có lượng đường trong máu cao cũng có kích thước vùng hippocampus trong não nhỏ hơn.

Trang UPI dẫn lời tiến sĩ Floel: “Những kết quả này cho thấy ngay cả những người có lượng đường trong máu ở mức bình thường, việc làm giảm lượng đường cũng là một phương pháp đầy hứa hẹn để ngăn ngừa việc suy giảm nhận thức và trí nhớ khi lớn tuổi. Chúng ta nên thử nghiệm các chiến lược như giảm lượng ca lo tiêu thụ và tăng cường hoạt động thể chất”.

Nghe kém làm suy giảm trí nhớ
Một nghiên cứu mới cho thấy những người mất khả năng nghe thì suy giảm trí nhớ nhanh hơn những người có khả năng thính giác bình thường, theo Daily Mail.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trường đại học Johns Hopkins (Mỹ). Đối tượng nghiên cứu là 2.000 người, từ 75 đến 84 tuổi.
Nghe kém ảnh hưởng trí nhớ - (Ảnh: Shutterstock)

Tất cả họ được kiểm tra khả năng thính giác, bao gồm nghe các âm thanh êm dịu và âm thanh lớn trong phòng cách âm.

Những người mất khả năng thính giác là khi họ chỉ có thể nghe được âm thanh lớn hơn 25 decibel (đơn vị đo lường âm thanh).

Các đối tượng cũng được kiểm tra chức năng của não bằng cách thực hiện bài kiểm tra trí nhớ và khả năng tư duy.

Không có đối tượng nào bị suy giảm sức khỏe tâm thần vào thời điểm tiến hành cuộc nghiên cứu năm 2001.

Sau 6 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện những đối tượng mất khả năng nghe thì bị suy giảm trí nhớ nhanh hơn 40% so với những người có khả năng thính giác bình thường.

Tiến sĩ Frank Lin, người đứng đầu cuộc nghiên cứu nói, nghe kém khiến não phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để xử lý âm thanh, làm ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tư duy.

(Nghiên cứu được công bố trên chuyên san JAMA Internal Medicine).

Những hình ảnh khiêu dâm làm suy giảm trí nhớ

Nghiên cứu của Đại học Duisburg - Essen kết luận việc xem phim hoặc hình ảnh khiêu dâm có thể gây rối loạn trí nhớ tạm thời.

Xem hình ảnh khiêu dâm có thể gây rối loạn trí nhớ tạm thời. (Ảnh minh họa)

Theo các nhà nghiên cứu Đức, những đàn ông thường xem phim khiêu dâm trên Internet sẽ có xu hướng tập trung năng lượng cho những cảm xúc tình dục kéo dài trong nhiều phút, gây ảnh hưởng đến bộ nhớ làm việc vốn có chức năng giúp con người phân tích, hiểu, quyết định và giải quyết vấn đề trong công việc.

Nghiên cứu dựa trên 28 người đàn ông ở độ tuổi 26. Họ được cho xem những hình ảnh nối tiếp nhau xen kẽ giữa hình khiêu dâm và hình không khiêu dâm trên màn hình vi tính.

Mỗi người phải chỉ ra được hình đang xem tương ứng với tấm nào trong số bốn tấm trước đó. Kết quả cho thấy hầu như các “tình nguyện viên” này đều phạm lỗi khi xem những hình ảnh khiêu dâm.

Mất răng tự nhiên làm giảm các tín hiệu gửi đến não, ảnh hưởng đến chức năng của bộ nhớ con người.
Nghiên cứu ở 273 đối tượng trong độ tuổi 55 trở lên, giới khoa học tìm thấy mối quan hệ giữa số lượng răng tự nhiên của con người và hiệu suất của các bài kiểm tra trí nhớ. Theo đó, người ít răng sẽ có kết quả kém hơn.

Dù lý do cho sự liên kết không hoàn toàn rõ ràng, nhưng phát hiện mới phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây về động vật và con người cho thấy, sự hiện diện của răng một cách tự nhiên ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Ít răng được xem là một nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề trí nhớ ở người già. 

(Nghiên cứu được đăng trên tạp chí European Journal of Oral Sciences).

Mất răng gây suy giảm trí nhớ. (Ảnh: Shutterstock)

Theo nhóm khoa học, khi nghiên cứu trên cơ thể động vật, những con chuột bị lấy mất răng thường xảy ra vấn đề về bộ nhớ và khả năng học hỏi, chúng mất nhiều tế bào thần kinh, nhất là vùng não hippocampus liên quan đến quá trình hình thành trí nhớ.

Răng gửi tín hiệu đến não thông qua dây thần kinh chịu trách nhiệm cảm giác ở mặt, và kiểm soát chức năng vận động, chẳng hạn như cắn và nhai. Răng giả tuy hữu ích cho việc ăn uống nhưng chúng thiếu các dây thần kinh và dây chằng gắn răng vào hàm nên làm giảm cảm giác đầu vào tới não.
Nhiễm trùng nướu răng có thể dẫn tới rụng răng, gây viêm, gây ra cái chết của tế bào thần kinh, làm suy giảm trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu đã tính đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến trí nhớ như số năm học tập, loại nghề nghiệp, quá trình sử dụng thuốc. Hạn chế của nghiên cứu này là số lượng nhỏ người tham gia.
Nghiên cứu trước đây với hơn 4.000 người tham gia với sự kiểm soát một số yếu tố lối sống như hút thuốc và uống rượu cũng có kết quả tương tự. Người có ít hoặc không có răng làm bài kiểm tra trí nhớ kém hơn so với những người tham gia nhiều răng. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Behavioral and Brain Functions năm 2011.

Khói xe làm giảm thông minh

Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học môi trường tại Barcelona, Tây Ban Nha, thực hiện điều tra tại 39 trường tiểu học. 2.700 trẻ độ tuổi 7-9 được theo dõi để đánh giá khả năng ghi nhớ và tập trung của các em.
Ô nhiễm do khí thải ô tô làm giảm khả năng học tập của trẻ. (Ảnh: healthland)

Sau 12 tháng, các nhà khoa học nhận thấy những em được học tại môi trường trong lành tiến bộ nhanh hơn hẳn so với các em đến từ những trường học nằm ở nơi bị ô nhiễm. Tại khu vực ghi nhận nồng độ cao nitrogen dioxide và các phân tử bụi cực nhỏ, vốn là khí thải của các loại xe ô tô, khả năng ghi nhớ của trẻ chỉ tăng thêm 7.4%. Với trẻ em học tại nơi ít bị ô nhiễm, tỷ lệ này là 11,5%.
“Phát hiện chỉ ra rằng sự phát triển não bộ của trẻ có thể dễ dàng bị tổn thương bởi ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông”, các nhà nghiên cứu cảnh báo.

Trước đây, các nhà khoa học cũng đã cảnh báo tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngay từ khi nằm trong bụng mẹ làm gia tăng nguy cơ sinh nhẹ cân hay mắc tự kỷ sau này của trẻ.

* Bài viết thể hiện quan điểm của Giáo sư tâm lý Christian Jarrett đăng trên BBC.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét