Áo sơ mi là trang phục rất được cả nam và nữ ưa thích và cũng khá giống nhau, thế nhưng nếu để 2 áo sơ mi đó một chỗ, liệu bạn có thể phân biệt không?
"Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim"
Cúc áo của hai giới được đơm ngược nhau. Ảnh minh họa.
Sự khác biệt về thời trang của nam và nữ.
Đây là câu nói để nói lên sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ, không chỉ là giới tính, sự khác nhau đó còn thể hiện trên rất nhiều phương diện khác nhau, đơn giản như một điều khá thú vị mà ít người để ý: Cúc áo của nam và nữ ngược nhau!
Cụ thể: Hàng cúc áo của nam thường được "đơm" trên tà áo bên phải, ngược lại, cúc áo của nữ được "đơm" trên tà áo bên trái. Nếu không phải là thợ may hay hoạt động trong ngành thời trang, tạo mẫu thì có lẽ bạn cũng không để ý điều này.
Câu chuyện lịch sử của nó cũng vô cùng thú vị đấy!
Những giả thuyết về sự trái ngược khó hiểu này
Tại sao lại có sự khác biệt này? Ảnh minh họa.
Vai trò khác nhau của 2 phái
Chính đặc điểm sinh lý và thể chất khiến đàn ông và phụ nữ được phân công những nhiệm vụ khác nhau ngay từ những buổi sơ khai của nhân loại. Nếu như đàn ông đảm nhiệm vai trò săn bắn thì phụ nữ làm công việc hái lượm.
Do động tác đưa vũ khí khi săn bắn thường là từ trái sang phải. Vì vậy, các nút buộc, khuy cài của trang phục cũng được thiết kế để phù hợp với hướng chuyển động của cơ thể.
Sau này, đàn ông cũng thường mang vũ khí bên mình bằng tay phải để hộ thân như súng hay kiếm, vì vậy sẽ thuận tiện hơn nếu để bàn tay trái làm nhiệm vụ "cởi phanh" cúc áo khi bắt đầu lâm trận đấu kiếm, đấu súng.
Trang phục cầu kỳ của phụ nữ quý tộc xưa. Ảnh minh họa.
Trong những trận tham chiến, họ cũng thường mang khiến bằng tay trái, tay phải cầm kiếm.Cách di chuyển khiên luôn là từ trái sang phải để tránh mũi tên hòn đạn của địch len qua những tấm khiên, gây sát thương.
Chính thói quen này trong suốt lịch sử hàng ngàn năm chinh chiến khiến đàn ông cũng quen với việc cài khuy bằng tay trái.
Đối với phụ nữ, việc hàng khuy của họ luôn nằm bên tà áo trái, như vậy sẽ thuận tiện hơn khi tháo cúc bằng tay phải. Nhưng tại sao vậy?
Quần áo cầu kỳ phức tạp của giới phụ nữ thượng lưu yêu cầu phải có người hầu giúp đỡ. Ảnh minh họa.
Cũng chính từ vai trò khác nhau của hai giới, mà đặc trưng là thiên chức của phụ nữ - sinh con.Phụ nữ thường ẵm con bên tay trái để tay phải rảnh rang làm việc khác.
Khuy áo được thiết kế nằm bên trái sẽ giúp họ dễ dàng tháo cúc bằng tay phải để cho con bú!
Ngoài ra, thời xưa, phụ nữ thượng lưu thường có người hầu phòng, giúp họ mặc những bộ đồ cầu kỳ phức tạp mà không thể tự mình mặc được.
Sau này, thói quen đơm cúc áo bên trái trở thành trào lưu thời thượng. Ảnh minh họa.
Do đó việc thiết kế hàng cúc bên trái sẽ giúp những người hầu (thường là thuận tay phải) thuận lợi hơn khi thao tác. Dần dần việc đơm cúc áo bên trái của phụ nữ thượng lưu trở thành mốt thời trang và được những phụ nữ khác làm theo.
Cuốn sách "Theory of the Leisure Class" (Giả thuyết về tầng lớp thượng lưu) xuất bản năm 1899 của Thorstein Veblen cũng cho thấy việc đơm cúc áo bên trái của phụ nữ như là dấu hiệu ngầm ám chỉ gia đình cô ta rất giàu có.
Công nghiệp may ra đời đã chính thức hóa quy ước này tới ngày nay. Ảnh minh họa.
Do đó không cần tự mặc áo mà đều có người hầu giúp đỡ, và đây giống như là dấu hiệu đặc trưng của giới thượng lưu vậy.
Sau này, sau thời kỳ diễn ra quá trình công nghiệp hóa rầm rộ ở phương Tây hồi thế kỷ 19, mà mở đầu là nghành công nghiệp may, khi đó đòi hỏi phải có những chuẩn mực để thống nhất quy trình thực hiện sản phẩm.
Một quy chuẩn tồn tại mãi cho tới hôm nay đó là hàng cúc của nam và nữ được may ngược nhau như trên. Như vậy bắt nguồn từ vai trò khác nhau, cũng như sự phân chia giai cấp, tầng lớp mà câu chuyện chiếc cúc áo lại có sự khác nhau giữa nam và nữ.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét