=> Con cá sắt: bổ sung dưỡng chất cho người thiếu máu

Cục sắt có hình dạng giống con cá, biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Campuchia, được chế tạo nhằm giải phóng sắt, cung cấp cho trẻ em và phụ nữ đang bị thiếu sắt.

Cách đây 6 năm, trong một chuyến đi đến tỉnh Kandal, phía nam Campuchia, nhà khoa học người Canada Christoper Charles đã phát hiện đa phần trẻ em đều trông rất nhỏ bé, yếu ớt, thậm chí có em trí não chậm phát triển.

Còn phụ nữ thì hay mệt mỏi và đau đầu, không thể làm việc. Phụ nữ mang thai phải đối mặt với những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng trước và sau khi sinh con, trong đó có xuất huyết.

Tiến sĩ Charles đã phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề.


Thiếu máu là vấn đề dinh dưỡng phổ biến trên thế giới, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi sinh con, thanh thiếu niên và trẻ em.

Tại các quốc gia đang phát triển như Campuchia, tỉ lệ này rất cao khi gần 50% phụ nữ và trẻ em bị thiếu máu, nguyên nhân chủ yếu do thiếu sắt.

Tuy nhiên, giải pháp uống sắt bổ sung lại không thật sự hiệu quả ở quốc gia này bởi vì giá thuốc và tác dụng phụ khiến người dân không muốn sử dụng.

Con cá sắt giải quyết tình trạng thiếu máu ở Campuchia.

Một cục sắt hình con cá
Tiến sĩ Charles đã có một ý tưởng độc đáo.

Lấy cảm hứng từ những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nấu ăn trong nồi gang tăng hàm lượng sắt trong thức ăn, ông đã quyết định đặt một cục sắt vào nồi và nấu cho kim loại "tan chảy".

Cục sắt có hình dạng giống con cá, biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Campuchia, được chế tạo nhằm giải phóng sắt, cung cấp cho trẻ em và phụ nữ đang bị thiếu chất.

"Thả cá vào nồi nước hoặc nồi canh, sau đó đun sôi ít nhất 10 phút, để sắt được giải phóng. Tiếp đó là lấy cá ra, cho thêm chút nước cốt chanh vào.

Đây là bước rất quan trọng, giúp hấp thu sắt tốt hơn", tiến sĩ Charles nói về công thức đơn giản này.

Bữa cơm của người Campuchia không thể thiếu món "cá sắt".

Theo ông Charles, nếu sử dụng cá sắt hàng ngày theo đúng quy chuẩn, nó sẽ cung cấp 75% nhu cầu sắt hàng ngày cho người trưởng thành, thậm chí đủ cho trẻ em.

Thử nghiệm được phổ biến rộng rãi khắp tỉnh Kandal và hàng trăm người dân đã hưởng ứng thực hiện. Sau 12 tháng, gần 1/2 số người tham gia không còn thiếu máu nữa.

'Tốt hơn cả thuốc bổ sung sắt'
Giáo sư Imelda Bates, giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Quốc tế tại Viện Y học Nhiệt đới Liverpool, (Anh) nói rằng con cá sắt là một phát minh đáng khen gợi.

"Con cá sắt còn tốt hơn cả thuốc bổ sung sắt, vốn gây ra nhiều tác dụng phụ. Nó phù hợp với văn hóa địa phương, lại không quá đắt đỏ và quan trọng nhất là cải thiện được tình trạng thiếu máu".

Hiện nay, khoảng 2.500 hộ gia đình ở Campuchia sử dụng cá sắt. Công ty Cá sắt May mắn đã phân phối gần 9.000 con cá cho các bệnh viện, tổ chức phi chính phủ ở Campuchia.

Nhưng điều khiến tiến sĩ Charles hài lòng nhất chính là người dân luôn sử dụng con cá sắt dài 7,6 cm và nặng 200 g trong quá trình nấu ăn.

"Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tôi đang thiếu sắt. Vì vậy, tôi hi vọng tình trạng này sẽ sớm được khắp phục và tôi sẽ khỏe hơn", một phụ nữ ở tỉnh Preah Vihear cho biết.

Trẻ em Campuchia không bị thiếu máu nhờ con cá sắt bé nhỏ này.

Tình trạng bệnh thiếu máu trên thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 tỷ người, hơn 30% dân số thế giới, bị thiếu máu, chủ yếu do thiếu sắt.

WHO cho rằng cần đặt mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu máu lên ưu tiên hàng đầu vì lợi ích cá nhân và quốc gia.

"Điều trị kịp thời giúp phục hồi sức khỏe cá nhân, và có thể nâng cao năng suất lao động quốc gia lên 20%," WHO tuyên bố.

Tổ chức này còn cho biết thêm những người nghèo dễ bị tổn thương nhất vì thiếu máu.

Tuy nhiên, ngoài thiếu sắt, còn nhiều nguyên nhân khác gây thiếu máu như thiếu vitamin B12, vitamin A, bị nhiễm ký sinh trùng như sốt rét hay các bệnh truyền nhiễm khác.

Riêng với những người bị thiếu máu do thiếu sắt, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng. Và đó là những gì đang xảy ra ở Campuchia,

"Người dân địa phương có chế độ ăn uống thực sự nghèo nàn. Một đĩa cơm trắng rất to nhưng chỉ có một miếng cá nhỏ. Không những thế, họ chỉ ăn 2 bữa/ngày.

Điều kiện ăn uống như vậy không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho họ", tiến sĩ Charles nhận xét.


Trong chế độ ăn của người Campuchia thiếu những thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là thịt đỏ. Các loại rau xanh giàu chất sắt như rau cải bó xôi, tuyệt đối không nên nấu quá chín vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng.

Dự án Cá sắt May mắn đang lên kế hoạch đưa con cá đặc biệt này đến nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia như Canada, Mỹ và cả châu Âu.

* Theo BBC

Chuyện về con cá sắt kỳ diệu cứu sống những gia đình nghèo

Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy nhược, thiểu năng trí tuệ và dễ nhiễm bệnh, thậm chí tử vong. Nhưng một "con cá" có thể thay đổi tất cả. Đó chính là Lucky Iron Fish.

Con cá nhỏ, công dụng lớn
Một con cá sắt có thể cung cấp đủ cho cả gia đình khoảng 75% lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Và một con cá có hạn sử dụng đến 5 năm. Tất cả những gì bạn cần làm là thả con cá vào nồi canh, nồi kho, hầm…

Con cá rất đơn giản, rẻ và cực kỳ hiệu quả, thích hợp cho mọi gia đình.

Điều này đã được kiểm nghiệm ở Campuchia, nơi phần lớn dân số thiếu sắt. Sau 9 tháng nấu ăn với con cá này mỗi ngày, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt đã giảm 50%. Người dân đã cảm thấy sự khác biệt trong sức khỏe của họ.

Cá sắt đã giúp biết bao trẻ em nghèo có được một sức khỏe bình thường.

Hỏi: Tôi có nên dùng con cá thường xuyên không?
Đáp: Bạn càng dùng cá thường xuyên, thì lượng sắt bạn nạp vào cơ thể càng cao. Để kết quả đạt được tốt nhất, bạn nên nấu ăn với con cá ít nhất một lần mỗi ngày.

Hỏi: Một con cá giải phóng bao nhiêu sắt?
Đáp: Một con cá giải phóng từng lượng thấp sắt sinh học trong mỗi lần sử dụng. Trung bình là 70 µg/g. Nghĩa là người dùng sẽ không gặp phải phản ứng phụ trong quá trình sử dụng.

Bạn sẽ không lo phản ứng phụ do dư thừa sắt.

Hỏi: Con cá có an toàn không?
Đáp: Mỗi phần trên con cá đều đã được kiểm tra chỉ tiêu an toàn và chất lượng để đảm bảo không phát sinh chất độc. Không hề có bất kỳ chất nào gây nguy hại cho sức khỏe. Việc kiểm tra được tiến hành trong các phòng thí nghiệm độc lập ở Phnom Penh (Campuchia) và Ontario (Canada).

Hỏi: Tôi phải vệ sinh con cá như thế nào?
Đáp: Bạn hãy rửa sạch con cá trước khi nấu và ngay sau khi nấu xong bằng xà phòng và vải mềm. Để ráo khô nước. Cất giữ con cá ở nơi khô ráo. Nếu cá ẩm ướt, nó sẽ gỉ sét. Bạn có thể rửa sạch trở lại bằng nướt cốt chanh.


Rửa cá rồi lau thật khô sau mỗi lần sử dụng.

Cách dùng:
- Rửa con cá.
- Cho vào nồi nước sôi và đun trong khoảng 10 phút, vớt cá ra.
- Cho các nguyên liệu chế biến vào nồi.
- Thưởng thức bữa ăn giàu chất sắt của bạn.

Để bổ sung chất sắt hiệu quả nhất, bạn nhớ thêm vài giọt chanh hoặc bất kỳ loại nước cốt trái cây thuộc họ cam chanh nào, hoặc cà chua cũng được.

Bạn cũng có thể chế biến một món uống giàu chất sắt, bằng cách cho con cá vào 1 lít nước sôi như trên, sau đó cho một thìa cà phê chanh (hay bất cứ thực phẩm gì có tính chua để hấp thụ sắt tốt hơn). Bạn có thể bảo quản nước này trong vài ngày để uống dần.


Bạn có thể thưởng thức món kho thơm ngon của mình.

Lưu ý: 
- Ngoài nước, bạn có thể cho cá vào các loại nước dùng khác.
- Không cho vào cà phê hay trà.
- Cá sẽ không làm thay đổi hương vị món ăn. Nhưng nhớ rắc vài giọt chanh vào nhé.
- Bạn có thể nấu trong nồi nhôm, thủy tinh hay các loại nồi khác đều được.

Thực tế, một chiếc nồi bằng gang cũng có công dụng trong việc tiết ra sắt trong quá trình nấu nướng, nhưng lượng sắt có thể hạn chế và món ăn phải được thêm nước cốt chanh thì sắt mới được giải phóng. Nhiều người nghèo chỉ có tiền mua nồi nhôm, nên con cá sắt là một giải pháp cho họ.

Cá nặng khoảng 300g.

Cùng tìm hiểu hành trình đưa cá sắt đến với người nghèo
Con cá do tiến sĩ người Canada, Christopher Charles, phát minh. Hành trình đưa cá đến với người dân nghèo không dễ dàng. Ban đầu nó chỉ là một tấm sắt thô kệch, nên người dân không quen cho vào nồi thức ăn của mình. Vì vậy, Charles phải tìm kiếm một giải pháp thân thiện hơn với người dùng. Từ đó, tấm sắt thô kệch đã được đúc thành hình con cá vô cùng thân thiện.

Cá sắt có thể dùng làm một món quà tặng rất ý nghĩa.
(ĐỌC THÊM)

Theo Bestie


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét