(GDVN) - Thật đớn đau cho Bob Kerry khi bị lật bới quá khứ nhưng cũng thật tốt bởi từ đây, ông đường đường chính chính, thanh thản làm việc của mình.
(Ảnh: news.zing.vn)
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, hội viên Hội Toán học Việt Nam băn khoăn rằng: “Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey?” Trong bài viết này, tác giả chỉ ra điều đó.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến này.
Trước khi chặt đầu, người đao phủ bước đến trước mặt Nữ hoàng Scotland Mary Stuart (8/2/1687) xin được tha thứ.
Mary Stuart đã trả lời: “Tôi tha thứ cho anh với tất cả trái tim tôi”.
Khác với những lần trước, có lẽ vì thần thái của Nữ hoàng Mary, vì mái tóc vàng dày óng ả của bà, hay vì những lý do nào khác, mà người đao phủ phải cần đến 3 lần hạ đao, đầu Mary mới lìa khỏi thân.
Trong cuộc đời đao phủ, mỗi lần cất đao lên, người đao phủ lại cầu xin người bị chặt đầu tha thứ.
Thanh đao hạ xuống, chiếc đầu văng lìa xa.
Một cảnh tượng máu me khiếp đảm sẽ bám đuổi suốt cuộc đời người đao phủ.
Nhưng lương tâm anh ta sẽ thoát khỏi sự dằn vặt nhờ những lời tha thứ.
Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey?
Nhưng trong cuộc đời này, còn có biết bao nhiêu số phận không có cơ hội nhận lời tha thứ từ người bị hại.
Họ buộc phải tìm sự tha thứ cho lương tâm trong quãng đời còn lại để thoát khỏi sự dằn vặt của quá khứ.
Cuộc chiến tranh Việt Nam khốc liệt 1955-1975 đã cướp đi hàng triệu nhân mạng.
Kẻ sát hại và người bị sát hại, gần thì anh em, xa là đồng bào, đồng loại.
Hàng ngàn người sống sót đi ra từ cuộc chiến Việt Nam đang mòn mỏi tìm sự giải thoát lương tâm.
Trong số đó có cựu chiến binh người Úc, Ian Williamson.
Ông đã tìm đến Thái Bình, Việt Nam sau 44 năm để trao trả kỷ vật của liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy mà ông đã sát hại vào ngày 13/6/1971.
Hãy tự đặt vào hoàn cảnh của Ian Williamson để trả lời các câu hỏi rằng:
Williamson có ý thức được sự đau khổ mà ông mang đến cho gia đình liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy không?
Ông có biết mình sẽ được tiếp đón trong hận thù khổ đau và nổi giận không? Ông có sợ sự trả thù không?
Bất chấp tất cả, Williamson đã dũng cảm tìm đến nhà của Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy để trao trả kỷ vật, để giải thoát cho chính lương tâm của ông suốt 44 năm bị ám ảnh dằn vặt.
Còn về phía gia đình Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy, liệu có người cha người mẹ, người vợ, người anh em nào có thể chấp nhận chào đón được kẻ thù đã cướp đi người thân yêu nhất của mình?
Nhưng gia đình Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy đã cao thượng vượt lên trên đớn đau, để đón nhận Ian Williamson.
Và bây giờ là trường hợp của Cựu Thượng Nghị sĩ Bob Kerrey.
Kể từ sau chiến tranh lạnh 1991, cùng với nhiều cựu binh như Jonh McCain, John Kerry, Bob Kerrey đã không ngừng hoạt động vì sự hàn gắn Mỹ – Việt.
Những hoạt động không mệt mỏi của ông cho sự hòa giải giữa hai dân tộc cựu thù có gốc rễ sâu xa từ mong muốn đền đáp những tội lỗi mà ông liên đới trong cuộc chiến Việt Nam những năm 60 thế kỷ trước.
Một trong những hoạt động gần đây nhất của Bob Kerey là vận động Chính Phủ Mỹ thành lập trường Đại học Tư thục phi lợi nhuận Fulbright tại Việt Nam (FUV).
Ngôi trường vừa ra đời đã chọn ông làm Chủ tịch.
Nhưng thật khắc nghiệt cho Bob Kerrey, vì chức Chủ tịch của FUV mà công luận lật lại những tội lỗi trong chiến tranh của ông.
Có người còn nói đến một lựa chọn khác cho chức vụ Chủ tịch của FUV.
Chúng ta lại tự thử hỏi những câu hỏi mang tính căn bản nguyên thủy, rằng: Những người quyết định bổ nhiệm Bob Kerrey vào chức Chủ tịch của FUV có biết lịch sử của Bob Kerrey và những thách thức mà ông phải đối mặt?
Bob Kerrey có ý thức được những phản ứng của dư luận khi ông nhận chức Chủ tịch của FUV?
Họ ý thức được tất cả.
Bản thân Bob Kerrey không lẩn tránh.
Ông chấp nhận chức vụ Chủ tịch của FUV.
Ông chọn cách đối đầu trực diện.
Một tính cách rất Mỹ.
Đó là một sự đối diện rất nghiệt ngã nhưng cũng rất tuyệt vời.
Trước hết là cho chính Bob Kerrey.
Tiếp đến là cho sự hòa giải toàn diện giữa hai dân tộc cựu thù.
Trường hợp của Bob Kerrey, không phải là phản tác dụng như một số người nghĩ, mà ngược lại, là bài học quý giá cho chính những khóa sinh viên đầu tiên của FUV, rằng:
- Mọi phán xét phải đặt đúng trong hoàn cảnh lịch sử;
- Mọi người đều có thể mắc sai lầm nhưng phải biết sửa chữa sai lầm;
- Bản lĩnh của người thủ lĩnh chân chính là đối đầu trực diện chứ không phải lẩn tránh sự thật;
- Và người thành công là người sống cho tương lai chứ không phải sống bằng hào quang hay hận thù quá khứ.
Trường hợp của Bob Kerrey còn là một minh chứng cụ thể nóng hổi cho khẳng định của Tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu ngày 24/5/2016 vừa qua tại Hà Nội:
“Chúng ta sẽ là bài học cho cả thế giới”; “Chúng ta đã chứng minh rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ”.
Cuộc đời có nhiều thước đo.
Thước đo khó khăn nhất là thước đo vượt qua chính mình.
Không ai đảm nhận chức vụ Chủ tịch của FUV tốt hơn Bob Kerrey theo thước đo vượt qua chính mình.
Và, cũng không ai được tước đi quyền trả nợ quá khứ để sống cho tương lai của Bob Kerrey.
Thật đớn đau cho Bob Kerry khi công luận lật bới vết thương quá khứ của ông.
Nhưng cũng thật là tốt cho ông, một lần và vĩnh viễn, từ đây, ông đường đường chính chính, thanh thản làm việc của mình.
Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey?
Người có quyền tha thứ cho ông đã khuất.
Nay, chỉ Bob Kerrey, đã đang và sẽ hành động để tự tha thứ cho chính mình.
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn, cách hành văn của riêng tác giả.
Họ buộc phải tìm sự tha thứ cho lương tâm trong quãng đời còn lại để thoát khỏi sự dằn vặt của quá khứ.
Cuộc chiến tranh Việt Nam khốc liệt 1955-1975 đã cướp đi hàng triệu nhân mạng.
Kẻ sát hại và người bị sát hại, gần thì anh em, xa là đồng bào, đồng loại.
Hàng ngàn người sống sót đi ra từ cuộc chiến Việt Nam đang mòn mỏi tìm sự giải thoát lương tâm.
Trong số đó có cựu chiến binh người Úc, Ian Williamson.
Ông đã tìm đến Thái Bình, Việt Nam sau 44 năm để trao trả kỷ vật của liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy mà ông đã sát hại vào ngày 13/6/1971.
Hãy tự đặt vào hoàn cảnh của Ian Williamson để trả lời các câu hỏi rằng:
Williamson có ý thức được sự đau khổ mà ông mang đến cho gia đình liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy không?
Ông có biết mình sẽ được tiếp đón trong hận thù khổ đau và nổi giận không? Ông có sợ sự trả thù không?
Bất chấp tất cả, Williamson đã dũng cảm tìm đến nhà của Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy để trao trả kỷ vật, để giải thoát cho chính lương tâm của ông suốt 44 năm bị ám ảnh dằn vặt.
Còn về phía gia đình Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy, liệu có người cha người mẹ, người vợ, người anh em nào có thể chấp nhận chào đón được kẻ thù đã cướp đi người thân yêu nhất của mình?
Nhưng gia đình Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy đã cao thượng vượt lên trên đớn đau, để đón nhận Ian Williamson.
Và bây giờ là trường hợp của Cựu Thượng Nghị sĩ Bob Kerrey.
Kể từ sau chiến tranh lạnh 1991, cùng với nhiều cựu binh như Jonh McCain, John Kerry, Bob Kerrey đã không ngừng hoạt động vì sự hàn gắn Mỹ – Việt.
Những hoạt động không mệt mỏi của ông cho sự hòa giải giữa hai dân tộc cựu thù có gốc rễ sâu xa từ mong muốn đền đáp những tội lỗi mà ông liên đới trong cuộc chiến Việt Nam những năm 60 thế kỷ trước.
Một trong những hoạt động gần đây nhất của Bob Kerey là vận động Chính Phủ Mỹ thành lập trường Đại học Tư thục phi lợi nhuận Fulbright tại Việt Nam (FUV).
Ngôi trường vừa ra đời đã chọn ông làm Chủ tịch.
Nhưng thật khắc nghiệt cho Bob Kerrey, vì chức Chủ tịch của FUV mà công luận lật lại những tội lỗi trong chiến tranh của ông.
Có người còn nói đến một lựa chọn khác cho chức vụ Chủ tịch của FUV.
Chúng ta lại tự thử hỏi những câu hỏi mang tính căn bản nguyên thủy, rằng: Những người quyết định bổ nhiệm Bob Kerrey vào chức Chủ tịch của FUV có biết lịch sử của Bob Kerrey và những thách thức mà ông phải đối mặt?
Bob Kerrey có ý thức được những phản ứng của dư luận khi ông nhận chức Chủ tịch của FUV?
Họ ý thức được tất cả.
Bản thân Bob Kerrey không lẩn tránh.
Ông chấp nhận chức vụ Chủ tịch của FUV.
Ông chọn cách đối đầu trực diện.
Một tính cách rất Mỹ.
Đó là một sự đối diện rất nghiệt ngã nhưng cũng rất tuyệt vời.
Trước hết là cho chính Bob Kerrey.
Tiếp đến là cho sự hòa giải toàn diện giữa hai dân tộc cựu thù.
Trường hợp của Bob Kerrey, không phải là phản tác dụng như một số người nghĩ, mà ngược lại, là bài học quý giá cho chính những khóa sinh viên đầu tiên của FUV, rằng:
- Mọi phán xét phải đặt đúng trong hoàn cảnh lịch sử;
- Mọi người đều có thể mắc sai lầm nhưng phải biết sửa chữa sai lầm;
- Bản lĩnh của người thủ lĩnh chân chính là đối đầu trực diện chứ không phải lẩn tránh sự thật;
- Và người thành công là người sống cho tương lai chứ không phải sống bằng hào quang hay hận thù quá khứ.
Trường hợp của Bob Kerrey còn là một minh chứng cụ thể nóng hổi cho khẳng định của Tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu ngày 24/5/2016 vừa qua tại Hà Nội:
“Chúng ta sẽ là bài học cho cả thế giới”; “Chúng ta đã chứng minh rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ”.
Cuộc đời có nhiều thước đo.
Thước đo khó khăn nhất là thước đo vượt qua chính mình.
Không ai đảm nhận chức vụ Chủ tịch của FUV tốt hơn Bob Kerrey theo thước đo vượt qua chính mình.
Và, cũng không ai được tước đi quyền trả nợ quá khứ để sống cho tương lai của Bob Kerrey.
Thật đớn đau cho Bob Kerry khi công luận lật bới vết thương quá khứ của ông.
Nhưng cũng thật là tốt cho ông, một lần và vĩnh viễn, từ đây, ông đường đường chính chính, thanh thản làm việc của mình.
Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey?
Người có quyền tha thứ cho ông đã khuất.
Nay, chỉ Bob Kerrey, đã đang và sẽ hành động để tự tha thứ cho chính mình.
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn, cách hành văn của riêng tác giả.
TS Nguyễn Ngọc Chu
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét