Aspirin có nhiều tác dụng điều trị như phòng chống kết tập tiểu cầu, phòng và điều trị huyết khối ở mạch máu (như viêm tĩnh mạch huyết khối) và phòng ngừa nhồi máu cơ tim, hạn chế nguy cơ ung thư trực tràng, thực quản... Tuy nhiên, mặt trái của aspirin cũng nhiều, cần tránh dùng nó trong một số trường hợp.
Nên uống aspirin lúc no để tránh những tai biến đáng tiếc (Ảnh: greatbigstuff)
Tên thuốc “aspirin” chính thức ra đời từ năm 1899. Ban đầu nó được bào chế dưới dạng bột, và một năm sau được bán dưới dạng viên. Ngày nay aspirin dùng khá phổ biến với rất nhiều biệt dược (tên thương mại) và dưới nhiều dạng: viên nén, viên bao, gói thuốc bột, viên sủi, viên aspirin pH8...
Thuốc Aspirin còn được gọi là acetylsalicylic acid, một loại thuốc trị đau nhức thông thường.
Thuốc Aspirin đã được dùng từ thế kỷ thứ 5 trước Dương Lịch. Ông Hippocrates tìm được thuốc Aspirin từ vỏ cây liễu và dùng Aspirin để trị đau nhức và bệnh sốt. Salicin, loại thuốc đầu tiên trong gia đình salicylate, đã được lọc tinh chất ra từ vỏ cây willows năm 1829. Từ Salicin ra thuốc Sodium salicylate, một loại Aspirin thô sơ, dùng trị phong thấp và đau nhức.
Chỉ định: Giảm các cơn đau nhẹ, vừa như: đau cơ, đau răng, đau bụng kinh và giảm sốt.
Chứng viêm cấp và mãn như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.
Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người có tiền sử về bệnh này, nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu.
Điều trị hội chứng Kawasaki do có tác dụng chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối.
Thuốc Aspirin Cách dùng: Giảm đau, hạ sốt: Người lớn: 4 – 6 viên/ lần, cách 4 giờ 1 lần. Trẻ em: 50 – 75 mg/ kg/ ngày, chia làm 4-6 lần, không vượt quá 3,6g/ ngày.
Chống viêm: Người lớn: 3 – 5g/ ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên: uống 80 – 100mg/ kg/ ngày, chia 5-6 lần. Ngừa và điều trị nhồi máu cơ tim và đột quỵ: uống 2 – 4 viên/ ngày. Dùng hàng ngày hoặc cách ngày.
Bệnh Kawasaki:
Trong giai đoạn đầu có sốt: uống trung bình 1 – 2 viên/ kg/ ngày, chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc tới khi hết viêm.
Trong giai đoạn dưỡng bệnh: uống 3 – 5mg/ kg/ ngày, uống 1 lần.
Chống chỉ định: Quá mẫn với salicylat hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác. Xuất huyết đường tiêu hóa, bệnh ưa chảy máu, các tình trạng xuất huyết khác.
Bệnh hen, có tiền sử bệnh hen (do có nguy cơ phản ứng co thắt phế quản cao). Giảm tiểu cầu. Suy tim vừa và nặng. Suy gan, suy thận, đặc biệt người có tốc độ lọc thận dưới 30ml/phút và xơ gan.
Tránh sử dụng aspirin cho trẻ bị sốt do virút vì nguy cơ bị hội chứng Reye, một tình trạng hiếm xảy ra nhưng nghiêm trọng với biểu hiện nôn mửa, ngủ lịm có thể tiến triển thành mê sảng và hôn mê.
Thuốc Aspirin 81mg phòng ngừa thứ phát những trường hợp: tai biến mạch máu não ở những bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hoặc bị đột quị nhẹ; tái nhồi máu ở những bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim; tái hẹp mô ghép bắc cầu động mạch vành, huyết khối ở ống thông động - tĩnh mạch ở những bệnh nhân thẩm phân máu.Ngoài ra, Aspirin còn có vai trò điều trị dự phòng bệnh sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu, có thể làm giảm sự phát triển của khối ung thư và giảm nguy cơ gây ung thư đại tràng.
Aspirin giúp giảm đau khi bạn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau đầu, đau lưng, đau cơ tay chân do cường độ làm việc nặng, làm việc liên tục. Chống chọi với cơn đau răng khó chịu, khiến bạn bực mình, và không tập trung vào công việc
Aspirin thuộc nhóm thuốc chống viêm, không steroid.
Aspirin được chỉ định:
·Điều trị các cơn đau vừa và nhẹ, đồng thời có tác dụng hạ sốt, chống đông vón cục máu
·Viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp...
·Điều trị dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.( ở liều lượng thấp ( 81mg )
·Viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp...
·Điều trị dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.( ở liều lượng thấp ( 81mg )
Tác dụng cụ thể của Aspirin trên người:
- Ở những bệnh nhân đã có một lần nhồi máu cơ tim, nhồi máu não: Nếu uống với liều thấp và kéo dài có thể làm giảm khoảng 25% nguy cơ nhồi máu tái phát nếu không có chống chỉ định dùng thuốc. Những bệnh nhân chưa từng bị nhồi máu nhưng có ít nhất một yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch (rung nhĩ; cơn đau thắt ngực; tăng huyết áp; đái tháo đường, rối loạn mỡ máu), aspirin có thể làm giảm khoảng 28% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm khoảng 15% tỷ lệ tử vongliên quan đến tai biến.
- Ở những bệnh nhân đã có một lần nhồi máu cơ tim, nhồi máu não: Nếu uống với liều thấp và kéo dài có thể làm giảm khoảng 25% nguy cơ nhồi máu tái phát nếu không có chống chỉ định dùng thuốc. Những bệnh nhân chưa từng bị nhồi máu nhưng có ít nhất một yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch (rung nhĩ; cơn đau thắt ngực; tăng huyết áp; đái tháo đường, rối loạn mỡ máu), aspirin có thể làm giảm khoảng 28% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm khoảng 15% tỷ lệ tử vongliên quan đến tai biến.
Những người không có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, aspirin không có tác dụng dự phòng mà còn có nguy cơ gây chảy máu dạ dày.
- Đôi khi Aspirin còn có vai trò trong thời gian mang thai vì tác dụng lên thành mạch máu. Aspirin làm giảm nguy cơ biến chứng ở phụ nữ mang thai có tăng huyết áp (tăng huyết áp xuất hiện trong thời gian có thai). Uống aspirin có thể làm giảm tần số cơn sản giật, làm giảm máu tụ sau rau thai và nguy cơ chết thai. Ngoài ra, Aspirincòn có tác dụng dự phòng sảy thai muộn ở những phụ nữ đã có tiền sử sảy thai nhiều lần.
- Một số nghiên cứu còn thực hiện trong quá trình thụ thai trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng, Aspirin có thể tạo thuận lợi cho việc cấy thai vào buồng tử cung và làm giảm nguy cơ sảy thai sớm. Đối với những phụ nữ không có tiền sử sản khoa đặc biệt hoặc ở những bệnh nhân tăng huyết áp liên tục thì không có chỉ định dùng aspirin.
- Ngoài ra, Aspirin còn có vai trò điều trị dự phòng bệnh sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu, có thể làm giảm sự phát triển của khối ung thư và giảm nguy cơ gây ung thư đại tràng.
- Với tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ngưng tập tiểu cầu nên Aspirin được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên phải tuân theo chỉ định, chống chỉ định của thầy thuốc.
Tác dụng của Aspirin lên bộ phận cơ thể
-Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim & đột quỵ.
-Điều trị các cơn đau nhẹ & vừa, hạ sốt, viêm xương khớp.
Chống chỉ định với những bệnh nhân:
- Dị ứng với thành phần của thuốc.
- Quá mẫn với dẫn xuất salicylate & NSAID. Bệnh nhân ưa chảy máu, nguy cơ xuất huyết, giảm tiểu cầu. Loét dạ dày-tá tràng tiến triển. Tiền sử bệnh hen, suy tim vừa & nặng, suy gan, suy thận. 3 tháng cuối thai kỳ.
- Đặc biệt, không kết hợp aspirin với các thuốc corticoid và các thuốc kháng viêm không steroid khác, methotrexate, heparin, warfarin, thuốc thải acid uric niệu, pentoxifyllin.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, khó tiêu ở dạ dày, đau dạ dày, mệt mỏi, ban đỏ, mày đay, thiếu máu, tán huyết, yếu cơ, khó thở.
Liều lượng sử dụng:
Dự phòng nhồi máu cơ tim: người lớn: 1 – 4 viên/ngày, dùng hàng ngày hoặc cách ngày.
Giảm đau, hạ sốt dùng 4 đến 8 viên mỗi liều, các liều dùng cách nhau ít nhất 4 tiếng. Không dùng quá 48 viên trong vòng 24 tiếng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Aspirin và hội chứng Reye (HCR)
Trẻ em và thiếu niên uống aspirin trong một hoàn cảnh nhất định nào đó có thể bị nguy hiểm, đó là hội chứng Reye (HCR). HCR đặt theo tên nhà nghiên cứu bệnh học Douglas Reye (người Australia) - lần đầu tiên mô tả căn bệnh này từ năm 1963 ở một viện tại Sydney. HCR gồm hai nhóm triệu chứng: hội chứng não cấp và thoái hóa mỡ ở các phủ tạng (não, thận, tim, nhất là gan), bệnh rất nặng có tỷ lệ tử vong cao.
Theo thống kê thì cứ 2 bệnh nhi chỉ cứu được 1, đứa trẻ sống sót cũng bị tổn thương nặng nề ở não. Hầu hết các đứa trẻ đều bị sốt do cảm cúm, hoặc thủy đậu, rồi được cho uống aspirin, sau đó bị nôn mửa, bất tỉnh, đôi khi có co giật, dẫn đến tử vong nhanh. Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Ủy ban An toàn dược phẩm Vương quốc Anh đã công bố một khuyến cáo: “Không dùng aspirin cho trẻ em dưới 12 tuổi, trừ trường hợp bệnh thấp khớp”.
Còn ở Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ Y tế đã quyết định ghi thêm trong đơn chỉ dẫn những tác hại bên cạnh những tác dụng của aspirin. Tại bang Michigan (Mỹ) từ năm 80 thế kỷ XX trở đi, nhờ thông tin rộng rãi trên báo chí về nguy cơ phát sinh HCR do trẻ em uống aspirin mỗi khi mắc bệnh thủy đậu, mà HCR đã giảm rõ rệt mặc dù bệnh thủy đậu vẫn tồn tại hằng năm.
Aspirin với bệnh nhân hen suyễn
Người bệnh hen không được dùng aspirin, vì nó làm cho cơn hen trở nên trầm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Aspirin có thể gây ra phản ứng lên cơn hen không theo cơ chế miễn dịch, vì thế còn gọi là dị ứng giả, hay đặc ứng. Cơ chế đặc ứng gây hen... của aspirin chưa được hiểu biết tường tận, chỉ biết nó liên quan tới nhiều yếu tố, nhất là sự mất cân bằng chuyển hóa acid arachidonic, tăng giải phóng các chất trung gian từ dưỡng bào (mastocyte) phế quản, các chất trung gian tiền viêm, prostaglandin và leucotrien...
Hen phế quản do aspirin thường xảy ra ở những người có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, người từng có những cơn hen đã điều trị ổn định...), xuất hiện đợt cấp tính khi sử dụng aspirin, các triệu chứng thường xuất hiện 2-3 giờ sau dùng thuốc, với biểu hiện nặng, kéo dài thậm chí tử vong.
Một số trường hợp khác cần lưu ý
Mô hình hóa học Aspirin (Ảnh: bris.ac.uk)
- Phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối không được dùng aspirin vì có thể kéo dài thời gian thai nghén, và thuốc có thể gây độc cho thai nhi, gây chảy máu ở trẻ sơ sinh, sản phụ dễ bị băng huyết khi đẻ. Người nuôi con bú cũng không dùng aspirin, vì thuốc ngấm qua sữa mẹ, có khả năng gây độc cho đứa trẻ.
- Người bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng không được dùng aspirin, bởi aspirin tạo điều kiện cho acid dịch vị và men pepsin gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày sau khi hàng rào bảo vệ bị suy yếu. Nó làm tăng những ổ viêm loét vốn có trong dạ dày, thậm chí có thể làm chảy máu, hoặc nặng hơn là làm thủng dạ dày.
- Những người bị suy gan, thận, bị các chứng thiếu máu (do aspirin làm giảm tuổi thọ hồng cầu) đều không được dùng aspirin. Những người đang dùng các thuốc chống đông máu, methotrexat tuyệt đối không dùng aspirin.
- Khi uống aspirin không được uống rượu, bởi rượu làm tăng kích ứng niêm mạc dạ dày của aspirin. Bản thân aspirin có tính acid, có thể làm cho bộ máy tiêu hóa cồn cào khó chịu, nên uống thuốc vào lúc no.
- Ngoài ra, tuy aspirin ít độc, dễ uống, nhưng nếu dùng lâu dài có thể gây hội chứng buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, lú lẫn...
Khi có bệnh cần hạ sốt, giảm đau... mọi người không nên tự ý uống aspirin, mà cần qua cán bộ y tế hướng dẫn dùng thuốc.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét