(PL+) - Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên, Cao Bằng cho biết, việc cưỡng chế được thực hiện trong tháng đền ơn đáp nghĩa là để kịp làm lễ động thổ cho công trình Kho bạc Nhà nước.
Bất bình trước sự việc, đại diện gia đình là ông Bế Ích Ngân (SN 1938) trú tại xóm Đầu Cầu, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên đã gửi đơn cầu cứu và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc, xem xét.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Phapluatplus.vn ông Đinh Huy Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên khẳng định, quy trình cưỡng chế, tháo dỡ công trình trên là hoàn toàn đúng theo quy định.
“Việc cưỡng chế không cần có quyết định thu hồi đất và biên bản thống kê tài sản trên đất, vì nếu như vậy là công nhận quyền sử dụng đất cho ông Ngân.”
Theo trình bày của ông Ngân, trước năm 1943, bố mẹ ông có mua đất, dựng nhà và sinh sống lâu dài tại khu đất Thàng Bia, thửa số 57, tờ bản đồ 16 phố Trung Hòa, thị trấn Quảng Hòa (nay là Quảng Uyên).
Đến năm 1990, gia đình ông Ngân tìm về mảnh đất Thàng Bia và làm đơn xin cấp lại đất. Đồng thời, gia đình ông Ngân dựng 2 ngôi nhà trên khu đất bỏ hoang để làm nơi thờ anh trai và em trai liệt sỹ.
Từ đó đến nay, ông Ngân nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng để xem xét cấp lại một phần đất bố mẹ để lại, nhưng không được giải quyết. Chính quyền địa phương cho rằng việc gia đình ông Ngân ở trên khu đất trên là trái phép và yêu cầu tháo dỡ.
Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên Đinh Huy Giáp cho rằng: “Khu đất này vẫn thuộc UBND huyện quản lý, tỉnh Cao Bằng đã thống nhất địa điểm đó giao cho Kho bạc Nhà nước. Dù có nguồn gốc đất đai đàng hoàng thì cũng không thể đòi được vì Nhà nước không công nhận quyền đòi lại, Luật đất đai quy định rồi.”
Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên thừa nhận, gia đình ông Ngân là gia đình chính sách, trong đó, ông Ngân là con của Mẹ Việt Nam anh hùng Nghiệp Thị Thuận, anh trai và em trai ông Ngân là hai liệt sỹ. Bản thân ông Ngân cùng con gái bị ảnh hưởng chất độc màu da cam khi tham gia chiến trường Quảng Trị.
Lý giải việc chính quyền huyện Quảng Uyên huy động các lực lượng vào cưỡng chế đúng dịp ngày rằm thiêng liêng, trước thềm ngày Thương binh liệt sỹ, ông Giáp cho rằng: “Thằng Kho bạc nó lấy đất để động thổ, phải giao cho Kho bạc để người ta có đất để thi công.”
Trước câu hỏi về việc trụ sở Kho bạc Nhà nước huyện Quảng Uyên vẫn còn khang trang và đang được sử dụng, tại sao lại phải xây dựng trụ sở mới, ông Giáp cho rằng: “Cái này tỉnh chấp thuận địa điểm, tôi biết đâu được.”
Liên quan đến sự việc, Luật sư Quách Thành Lực, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Quang Uyên “Về việc cưỡng chế thu hành Quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng” đã căn cứ vào Quyết định số 1990/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Cao Bằng “Về việc giải quyết đơn khiếu nại của ôg Bế Ích Ngân, trú tại xóm Đầu Cầu, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”.
Tuy nhiên khi xem xét Quyết định số 1990/QĐ-UBND thì có thể thấy rằng Quyết định này không có một dòng nào ghi nội dung cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng trên khu đất Thàng Bia của gia đình ông Bế Ích Ngân. Nội dung chính, bao trùm Quyết định trên là không đồng ý, không giải quyết yêu cầu đòi đất của ông Ngân.
"Do vậy việc UBND huyện Quảng Uyên căn cứ vào Quyết định Quyết định số 1990/QĐ-UBND để ban hành Quyết định cưỡng chế là hoàn toàn không có cơ sở. Một Quyết định hành chính được ban hành không có cơ sở thì phải khẳng định Quyết định hành chính đó không có giá trị pháp lý."
Theo luật sư Lực thì đối chiếu với quy định pháp luật, UBND huyện Quảng Uyên thực hiện hành vi cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng của công dân Bế Ích Ngân là việc làm không phù hợp, thiếu căn cứ. Do đó, gia đình có thể kiện ra Tòa hành chính TAND huyện Quảng Uyên để yêu cầu xem xét, giải quyết đúng theo quy định.
Theo văn bản số 2627/QĐ-UBND ngày 22/12/2011, thì UBND huyện Quảng Uyên “không thừa nhận việc đòi bồi thường, quản lý và sử dụng khu đất thực phẩm cũ của ông Bế Ích Ngân”.
Tuy nhiên, tại Quyết định số 1990/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng lại thừa nhận nguồn gốc của khu đất “Là do bố mẹ ông Ngân mua trong khoảng năm 1940 - 1943, nhưng không cụ thể về vị trí, ranh giới, diện tích và có giấy chứng minh… Năm 1990, do các cơ quan quản lý lỏng lẻo nên ông Ngân đã dựng 2 ngôi nhà gỗ trên khu đất này…”.
Về hiện trạng khu đất, UBND tỉnh Cao Bằng cho rằng: Khu đất này hiện “Cơ quan nhà nước đang sử dụng 18.073,6m2; số diện tích còn lại là 1.143,29m2 do một số hộ gia đình chiếm dụng và một số hộ đã được Nhà nước giao làm nhà ở”.
Trao đổi với PV Phapluatplus.vn, ông Ngân cho rưng rưng nước mắt: "Hiện gia đình tôi có ba người đang sinh sống trong một gian nhà nhỏ chưa đầy 15m2. Tôi là chỉ xin được cấp một phần đất vốn thuộc sở hữu của bố mẹ để làm nơi thờ tự mẹ và hai người anh, em liệt sỹ. Tuy nhiên, nguyện vọng của tôi lại không được giải quyết, trong khi “một số hộ chiếm dụng" khu đất lại được “giao làm nhà ở”.
Hơn nữa, UBND huyện Quảng Uyên lại chọn ngày rằng thiêng liêng nhất trong tháng tri ân, đền ơn đáp nghĩa để tiến hành cưỡng chế, đập phá bàn thờ của người thân là mẹ Việt Nam anh hùng và liệt sỹ. Như vậy, hóa ra gia đình tôi đang có công bỗng dưng hóa thành có tội?
Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin. (Nhóm PV)
Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế trước thềm ngày Thương binh Liệt sỹ.
Như Phapluatplus.vn đã thông tin, ngày 18/7/2016, UBND huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đã tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ nơi thờ tự hai liệt sĩ Bế Ích Xuyến, Bế Ích Huân cùng Mẹ Việt Nam anh hùng - Nghiệp Thị Thuận tại huyện Quảng Uyên, Cao Bằng.
Khu đất sau khi cưỡng chế đã được thi công, xây dựng trụ sở Kho bạc Nhà nước huyện Quảng Uyên.
Bất bình trước sự việc, đại diện gia đình là ông Bế Ích Ngân (SN 1938) trú tại xóm Đầu Cầu, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên đã gửi đơn cầu cứu và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc, xem xét.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Phapluatplus.vn ông Đinh Huy Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên khẳng định, quy trình cưỡng chế, tháo dỡ công trình trên là hoàn toàn đúng theo quy định.
“Việc cưỡng chế không cần có quyết định thu hồi đất và biên bản thống kê tài sản trên đất, vì nếu như vậy là công nhận quyền sử dụng đất cho ông Ngân.”
Theo trình bày của ông Ngân, trước năm 1943, bố mẹ ông có mua đất, dựng nhà và sinh sống lâu dài tại khu đất Thàng Bia, thửa số 57, tờ bản đồ 16 phố Trung Hòa, thị trấn Quảng Hòa (nay là Quảng Uyên).
Nơi ông Ngân thờ Mẹ Việt Nam anh hùng và hai người anh, em trai liệt sỹ trước khi bị UBND huyện Quảng Uyên cưỡng chế, phá bỏ.
Đến năm 1990, gia đình ông Ngân tìm về mảnh đất Thàng Bia và làm đơn xin cấp lại đất. Đồng thời, gia đình ông Ngân dựng 2 ngôi nhà trên khu đất bỏ hoang để làm nơi thờ anh trai và em trai liệt sỹ.
Từ đó đến nay, ông Ngân nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng để xem xét cấp lại một phần đất bố mẹ để lại, nhưng không được giải quyết. Chính quyền địa phương cho rằng việc gia đình ông Ngân ở trên khu đất trên là trái phép và yêu cầu tháo dỡ.
Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên Đinh Huy Giáp cho rằng: “Khu đất này vẫn thuộc UBND huyện quản lý, tỉnh Cao Bằng đã thống nhất địa điểm đó giao cho Kho bạc Nhà nước. Dù có nguồn gốc đất đai đàng hoàng thì cũng không thể đòi được vì Nhà nước không công nhận quyền đòi lại, Luật đất đai quy định rồi.”
Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên thừa nhận, gia đình ông Ngân là gia đình chính sách, trong đó, ông Ngân là con của Mẹ Việt Nam anh hùng Nghiệp Thị Thuận, anh trai và em trai ông Ngân là hai liệt sỹ. Bản thân ông Ngân cùng con gái bị ảnh hưởng chất độc màu da cam khi tham gia chiến trường Quảng Trị.
Hai bố con ông Ngân bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, con gái gần 40 tuổi nhưng nhận thức rất hạn chế.
Lý giải việc chính quyền huyện Quảng Uyên huy động các lực lượng vào cưỡng chế đúng dịp ngày rằm thiêng liêng, trước thềm ngày Thương binh liệt sỹ, ông Giáp cho rằng: “Thằng Kho bạc nó lấy đất để động thổ, phải giao cho Kho bạc để người ta có đất để thi công.”
Trước câu hỏi về việc trụ sở Kho bạc Nhà nước huyện Quảng Uyên vẫn còn khang trang và đang được sử dụng, tại sao lại phải xây dựng trụ sở mới, ông Giáp cho rằng: “Cái này tỉnh chấp thuận địa điểm, tôi biết đâu được.”
Liên quan đến sự việc, Luật sư Quách Thành Lực, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Quang Uyên “Về việc cưỡng chế thu hành Quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng” đã căn cứ vào Quyết định số 1990/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Cao Bằng “Về việc giải quyết đơn khiếu nại của ôg Bế Ích Ngân, trú tại xóm Đầu Cầu, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”.
Luật sư Quách Thành Lực, công ty luật Hà Nội Tinh Hoa - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trao đổi với PV Pháp luật Plus.
Tuy nhiên khi xem xét Quyết định số 1990/QĐ-UBND thì có thể thấy rằng Quyết định này không có một dòng nào ghi nội dung cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng trên khu đất Thàng Bia của gia đình ông Bế Ích Ngân. Nội dung chính, bao trùm Quyết định trên là không đồng ý, không giải quyết yêu cầu đòi đất của ông Ngân.
"Do vậy việc UBND huyện Quảng Uyên căn cứ vào Quyết định Quyết định số 1990/QĐ-UBND để ban hành Quyết định cưỡng chế là hoàn toàn không có cơ sở. Một Quyết định hành chính được ban hành không có cơ sở thì phải khẳng định Quyết định hành chính đó không có giá trị pháp lý."
Theo luật sư Lực thì đối chiếu với quy định pháp luật, UBND huyện Quảng Uyên thực hiện hành vi cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng của công dân Bế Ích Ngân là việc làm không phù hợp, thiếu căn cứ. Do đó, gia đình có thể kiện ra Tòa hành chính TAND huyện Quảng Uyên để yêu cầu xem xét, giải quyết đúng theo quy định.
Ngôi nhà do ông Ngân dựng lên để thờ 3 người ruột thịt có công với đất nước đã bị chính quyền huyện Quảng Uyên cưỡng chế, phá bỏ.
Theo văn bản số 2627/QĐ-UBND ngày 22/12/2011, thì UBND huyện Quảng Uyên “không thừa nhận việc đòi bồi thường, quản lý và sử dụng khu đất thực phẩm cũ của ông Bế Ích Ngân”.
Tuy nhiên, tại Quyết định số 1990/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng lại thừa nhận nguồn gốc của khu đất “Là do bố mẹ ông Ngân mua trong khoảng năm 1940 - 1943, nhưng không cụ thể về vị trí, ranh giới, diện tích và có giấy chứng minh… Năm 1990, do các cơ quan quản lý lỏng lẻo nên ông Ngân đã dựng 2 ngôi nhà gỗ trên khu đất này…”.
Về hiện trạng khu đất, UBND tỉnh Cao Bằng cho rằng: Khu đất này hiện “Cơ quan nhà nước đang sử dụng 18.073,6m2; số diện tích còn lại là 1.143,29m2 do một số hộ gia đình chiếm dụng và một số hộ đã được Nhà nước giao làm nhà ở”.
Trao đổi với PV Phapluatplus.vn, ông Ngân cho rưng rưng nước mắt: "Hiện gia đình tôi có ba người đang sinh sống trong một gian nhà nhỏ chưa đầy 15m2. Tôi là chỉ xin được cấp một phần đất vốn thuộc sở hữu của bố mẹ để làm nơi thờ tự mẹ và hai người anh, em liệt sỹ. Tuy nhiên, nguyện vọng của tôi lại không được giải quyết, trong khi “một số hộ chiếm dụng" khu đất lại được “giao làm nhà ở”.
Hơn nữa, UBND huyện Quảng Uyên lại chọn ngày rằng thiêng liêng nhất trong tháng tri ân, đền ơn đáp nghĩa để tiến hành cưỡng chế, đập phá bàn thờ của người thân là mẹ Việt Nam anh hùng và liệt sỹ. Như vậy, hóa ra gia đình tôi đang có công bỗng dưng hóa thành có tội?
Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin. (Nhóm PV)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét