=> Chiếc công tắc nhỏ trên xe máy ai cũng cần biết để tránh bị 'phạt oan'

Dù là xe máy hay ô tô thì đèn xe cũng là bộ phận không thể thiếu.

Ai cũng biết khi lưu thông vào những khung giờ nhất định và điều kiện nhất định, nếu không bật đèn xe sẽ gây nguy hiểm cho chính mình và những người khác, ngoài ra sẽ bị phạt.

Nhưng mức độ biết của nhiều người chỉ dừng lại ở việc bật công tắc bật đèn miễn thấy sáng là được, mà không biết còn chi tiết rất quan trọng là công tắc điều chỉnh đèn pha và đèn cốt.

Thậm chí theo nhiều người đánh giá, việc cố tình hoặc vô tình sử dụng đèn pha (do thiếu hiểu biết) là thói quen thuộc dạng khó chịu và nguy hiểm nhất của những người tham gia giao thông.

Về cơ bản thì cả ở xe máy và ô tô, đèn chiếu sáng đều có hai chế độ:
- Đèn cốt (cos) là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần (tránh ổ gà, gạch đá…), sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư.

Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện. Một số nước bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này.

- Đèn pha (far) là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.

- Khi muốn xin vượt hoặc cảnh báo xe đang chạy ngược chiều phía trước (do họ lấn tuyến hoặc những lý do khác... nhấn còi có thể họ sẽ không nghe thấy). Bạn chỉ việc bật đèn xi nhan, đồng thời mở đèn chiếu sáng, nhấp nháy liên tục đèn pha - cốt  để cảnh báo hoặc xin "ưu tiên" nhường đường được phép vượt, đây cũng là cách xin đường lịch sự & an toàn hiệu quả nhất (áp dụng cho cả ban ngày).

Chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường, cao tốc, nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc do cố tình muốn gây chú ý nên đã sử dụng sai trong nội thành gây lóa mắt, mất tầm nhìn cho các xe đi ngược chiều, dẫn đến nguy hiểm.

Nút điều chỉnh đèn chiếu gần và chiếu xa với ký hiệu luồng đèn chúc xuống hoặc hướng lên, sau khi điều chỉnh, bạn sẽ thấy biểu tượng này sáng trên bảng đồng hồ xe mình.

Thực tế, việc sử dụng đèn sai như vậy là lỗi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt. Cụ thể, theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối / sương mù / thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ.

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối / sương mù / thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ.

Ngoài ra, khi tìm hiểu về đèn cốt và đèn pha, ta cũng dễ dàng thấy cụm từ “nháy đèn pha”.

Nháy đèn pha theo kiểu tắt mở là cách nhắc nhở xe đi ngược chiều hạ đèn pha nên nếu thấy, bạn hãy kiểm tra lại chế độ đèn trên xe mình để bảo đảm không vi phạm giao thông, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến người khác và dẫn đến tai nạn đáng tiếc nhé!

Theo Thegioitre


Khoá thắng – tính năng an toàn của xe mà ai cũng bỏ quên
Tính năng này đã được trang bị từ khá lâu và có trên một vài mẫu xe. Tuy đây chỉ là 1 tính năng nhỏ nhưng nó khá hữu ích.
Bóp mạnh thắng và đẩy cần gạt màu đen lên phía trên.​

Trên một vài mẫu xe tay ga như Vision, Airblade, LEAD,… có một tính năng an toàn nhỏ, đó là cần gạt khoá thắng, nằm ngay cạnh tay thắng bên trái. Chức năng của cần gạt này  là khoá bánh xe để xe không bị tuột khi dừng ở giữa dốc như lên dốc cầu chẳng hạn...

Cách khoá như sau:
- Đầu tiên mọi người bóp mạnh thắng sau và dùng tay còn lại kéo cần gạt khoá thắng màu đen hướng lên phía trên.

- Nghe tiếng “cạch” thì thả thắng ra và sẽ thấy que thắng được giữ lại. Lúc này thì xe sẽ bị khoá bánh và không bị trôi khi dừng ở bề mặt nghiêng.

- Để mở khoá thắng thì chỉ cần bóp mạnh thắng lần nữa và thả ra là được.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét