Câu chuyện người mẹ nghèo chết nghẹn ngay trên mâm cơm
khiến ai đọc cũng căm hận
khiến ai đọc cũng căm hận
Người cao tuổi nên ăn chậm, từng miếng nhỏ. Ảnh: corbis
http://laodong.com.vn/ky-nang-song/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-nghen-o-nguoi-cao-tuoi-101414.bld
http://laodong.com.vn/ky-nang-song/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-nghen-o-nguoi-cao-tuoi-101414.bld
5 ngày trời không được ăn hạt cơm nào, nhìn thấy cơm nóng bà Thao sáng bừng mắt. Bà bê bát cơm lên và vội, và rồi… bà đã bị nghẹn đút chặt lấy cổ...
Ông bà Thao chỉ có Tiến là con duy nhất thế nên từ khi Tiến còn nhỏ cho tới lúc trưởng thành anh được bố mẹ dành hết mọi thứ kể cả tình cảm và vật chất cho con. Học xong đại học ra trường Tiến ở lại thành phố làm việc. Lúc đó anh muốn chung vốn với bạn bè để mở công ty riêng, vậy là chiều theo ý con, ông bà Thao đã bán một nửa số đất ở quê gửi tiền lên cho con mở công ty.
Và cho tới khi Tiến lấy vợ, muốn mua đất xây nhà ở Hà Nội, anh lại gọi điện bảo bố mẹ bán nốt số đất còn lại dồn tiền cho anh mua đất xây nhà. Tuy đất ở quê, nhưng nhà bà Thao lại ở mặt đường nên cũng có giá. Tiến thuyết phục bố mẹ bán bằng được rồi sau này anh xây nhà xong thì đón ông bà lên chứ ở gì quê nữa. Chỉ có đứa con trai duy nhất, sau này nhờ nó chứ nhờ ai, vậy là ông bà Thao bán nốt.
Trong khi chờ con trai mua đất xây nhà, ông bà phải nhờ tạm mảnh vườn của người anh trai của ông Thao trong làng, cất tạm căn nhà cấp 4 để hai vợ chồng già có chỗ tránh mưa tránh nắng. Tuy nhiên chưa được hưởng sự báo đáp của con thì cuối năm đó đột nhiên ông Thao bị tai biến và đột ngột qua đời. Vì đã bán hết đất, cuối cùng làm ma cho ông cũng là làm nhờ ở nhà anh trai của ông.
Tuy nhiên chưa được hưởng sự báo đáp của con thì cuối năm đó đột nhiên
ông Thao bị tai biến và đột ngột qua đời. (Ảnh minh họa)
Chồng mất, bà Thao hết chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần vì ông sống thì ông còn có lương hưu, ông mất rồi mỗi tháng bà chỉ được lĩnh vài đồng tiền tuất. Bà Thao càng ngày càng lại càng đau ốm luôn luôn. Lúc này Tiến đã xây xong nhà nhưng vẫn chưa chịu đón mẹ lên, có lẽ vì vợ anh không muốn như thế. Anh thuyết phục mãi mà vợ chưa chịu nên cũng không biết làm thế nào. Căn nhà anh đang ở phần lớn là tiền nhà vợ cho mà.
Mãi tới đợt đó bà Thao ốm quá, mà không có người chăm sóc, các chú các bác ở quê mới gọi điện cho Tiến giục về chăm mẹ. Lúc ấy anh mới thuyết phục được vợ đưa mẹ lên để chăm bà. Nhưng vợ anh khó chịu ra mặt vì chê mẹ chồng quê bẩn thỉu, bệnh tật. Bát đũa của bà cô để riêng, quần áo của bà cô cũng bắt bà giặt riêng chứ không cho bỏ chung vào máy giặt.
Bà Thao vừa buồn vừa tủi đòi về. Tiến thấy vợ làm thế là không phải nên anh đã lựa lời khuyên nhủ vợ, nhưng vợ anh vẫn cứ không ưa mẹ chồng. Mẹ lên được 1 tuần thì Tiến phải đi công tác 5 ngày. Trước khi đi anh dặn vợ ở nhà cơm nước đầy đủ cho mẹ, vợ anh ậm ừ cho chồng yên tâm nhưng chẳng hề làm theo những gì Tiến dặn.
Hai ngày đầu tiên con dâu toàn ăn ngoài xong rồi mới về úp cho bà bát mì tôm. Hai ngày liền ăn mì tôm bà phát ngán định tối bảo con dâu nấu cơm cho ăn nhưng tối ấy Thu về qua nhà một tí rồi đi luôn. Cô dặn bà: “Đồ ăn có trong tủ lạnh mẹ lấy mà ăn nhé, con có việc phải đi mấy hôm mới về”.
Nói rồi Thu đi luôn. Bà Thao mở tủ lạnh ra chỉ còn độc 3 gói mì tôm. Mấy ngày nay con dâu bà có mua gì đâu nên tủ lạnh trống trơn. Nhà lại kín cổng cao tường khóa chặt bên ngoài làm gì có ai vào được mà biết bà đói khát ra sao. Bà cũng chẳng có điện thoại mà gọi cho con trai. Vậy là tới tận lúc Tiến về bà chỉ có 3 gói mì tôm và uống nước cầm hơi.
Vợ Tiến đợi đúng lúc chồng đi công tác về thì cũng về và mua đồ nấu nướng. Tiến về thấy mẹ có dấu hiệu sắp lả mới trách vợ bắt vợ nấu cơm canh nhanh cho mẹ ăn. Vợ anh chỉ nói cô bận việc đi có một đêm chứ có để bà chết đói đâu mà anh lo. Tiến cho mẹ uống chút sữa nên bà đã tỉnh hơn một chút ra mâm cơm ngồi ăn. 5 ngày trời không được ăn hạt cơm nào, nhìn thấy cơm nóng bà Thao sáng bừng mắt. Bà bê bát cơm lên và vội, và rồi… bà đã bị nghẹn đút chặt lấy cổ.
Bà bê bát cơm lên và vội, và rồi… bà đã bị nghẹn đút chặt lấy cổ. (Ảnh minh họa)
Tiến cố vuốt ngực cho mẹ nhưng không được. Anh vừa mới cầm điện thoại gọi cho bác sĩ thì cũng là lúc mẹ anh đánh rơi đôi đũa trên tay. Bà gục xuống ngay bên mâm cơm nhà con trai, mắt còn không nhắm được. Tiến đau đớn hét lên nhưng tất cả đã quá muộn mất rồi, mẹ anh đã trút hơi thở cuối cùng. Tiến khóc nức nở và vuốt mắt cho mẹ.
Lúc đưa mẹ vào giường của bà thì Tiến mới thấy dưới chân giường có túi rác. Nhặt lên thì là vỏ mì tôm. Anh gào lên đau đớn trước vợ: “Mấy ngày qua cô chăm sóc mẹ tôi thế này đây sao? Sao ngày nào tôi gọi cho cô cô cũng bảo cô nấu nướng cho mẹ tôi tử tế lắm. Cô có còn là con người nữa không? Mẹ ơi, giá như con đừng đi thì mẹ đã không khổ thế này. Mẹ ơi, mẹ tha lỗi cho con…”.
Bà Thao được đưa về quê an táng. Anh em họ hàng ai cũng căm hận con trai và con dâu bà vô cùng. “Đấy cả đời vất vả vì con, vun vén dốc hết mọi thứ cho con để rồi lúc già tưởng được nhờ cậy thì cuối cùng nó mang xác mẹ nó về đấy”.
Đúng là: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Những ai còn cha mẹ thì hãy cố gắng đối đãi với đấng sinh thành sao cho tròn đạo hiếu, đừng để sự việc đau lòng xảy ra giống như câu chuyện này mới ân hận thì đã quá muộn rồi.
Theo Một thế giới
(Dân Việt) Hàng ngàn người đã đổ về chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình) để tỏ lòng thành kính tổ tiên, tưởng nhớ công ơn cha mẹ trong Đại lễ Vu Lan báo hiếu.
Những giọt nước mắt rơi khi nhớ về mẹ trong Đại lễ Vu Lan báo hiếu
Đêm (6/8), tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức “Đại lễ Vu Lan báo hiếu”. Buổi lễ đã thu hút hàng trăm tăng ni, phật tử trong vùng cũng như đông đảo phật tử Hà Nội có mặt.
Đại lễ tại diễn ra các nghi thức tâm linh như lễ tiếp linh, lễ cúng phật – quy vong, lễ tụng kinh cầu siêu, lễ cấp mã cho vong, cúng thí thực cô hồn, niệm phật cầu gia bị, dâng y cúng dàng chư tăng,..và đặc biệt là nghi lễ “bông hồng cài áo”.
Dù già hay trẻ, trai hay gái, đến dự lễ Vu Lan đều thành kính khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo. Những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc vì "còn cha còn mẹ là còn tất cả", còn đoá hồng màu trắng thể hiện nỗi buồn, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung của người đã mất cả cha mẹ.
Tại buổi lễ, những lời cảm niệm về cha mẹ và hình ảnh cài hoa hồng đã làm nhiều người xúc động khi nghĩ về mẹ cha và đâu đó những giọt nước mắt hối hận khi nhớ lại những lỗi lầm đã gây ra khiến cha mẹ phải buồn lòng, phiền muộn.
Lễ Vu Lan, không chỉ dành riêng cho người con Phật mà đã trở thành ngày lễ văn hóa tình người của dân tộc. Lễ cài hoa hồng được xem là một phần nghi thức quan trọng, bởi lẽ đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, khơi gợi tình mẫu tử thiêng liêng khi được cài lên ngực những đóa hồng tươi thắm trong ngày Vu lan báo hiếu.
Cùng đó là nghi thức thả đèn hoa đăng cầu siêu độ vong linh, nhằm thắp sáng những giá trị tinh thần, cầu nguyện cho quốc thái dân an. Ngoài ra, việc thả đèn hoa đăng lên dòng nước còn được hiểu rằng, những vong nhân đã khuất sẽ theo những ánh sáng ấm áp mà bỏ đi những oan khiên thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.
Những hình ảnh cảm động trong đêm Đại lễ báo hiếu Vu Lan:
Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) là dịp để báo hiếu cha mẹ như truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Lễ Vu Lan không chỉ dành riêng cho người con Phật mà đã trở thành ngày lễ văn hóa tình người của dân tộc.
Những lời chia sẻ về công ơn sinh thành, giáo dưỡng của hai bậc sinh thành trong Đại lễ Vu Lan làm nhiều người bồi hồi nhớ về những ngày tháng hạnh phúc khi còn cha, còn mẹ.
Chị Đỗ Kim Hương (Hà Nội) không thể ngăn dòng nước mắt khi nhớ về mẹ, chị tâm sự: "Mẹ tôi mới mất được hơn một năm. Mẹ tôi an nghỉ ở đây, tôi cảm tưởng như được gặp mẹ trong giây phút thiêng liêng này"
Bà Nguyễn Thị Hà (Hòa Bình) tâm sự trong dòng nước mắt chảy dài trên gò má, chỉ nói nên được những lời ngắn ngủi "thương mẹ, nhớ mẹ"....
"Mẹ tôi đã mất khi tôi mới lên 9 tuổi nhưng đến giờ tôi vẫn nhớ hình ảnh của mẹ", bà Hà xúc động nói.
Bà Dương Thị Nhượng, 52 tuổi (Hà Nội) tâm sự: "Nghe những lời nói về công ơn của hai đấng sinh thành, tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi đã làm mẹ, làm bà nên tôi càng nhớ, cảm phục những tình cảm của mẹ mình giành hết cho con khi mẹ còn sống".
"Bông hồng cài áo” là một trong những hành động đầy ý nghĩa trong ngày lễ Vu Lan. Đây được xem là một phần nghi thức quan trọng, khơi gợi tình mẫu tử thiêng liêng khi được cài lên ngực những đóa hồng tươi thắm trong ngày Vu Lan báo hiếu. Trong nghi lễ “bông hồng cài áo”, mỗi màu của bông hồng lại mang một ý nghĩa riêng
Những ai đẵ mất cha, mất mẹ sẽ được cài lên ngực áo bông hồng màu trắng
Những ai còn cha mất mẹ hay còn mẹ mất cha sẽ được cài lên ngực bông hoa hồng màu phớt hồng.
Những ai còn cha, còn mẹ sẽ được cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ. Đây có lẽ là những ngời hạnh phúc nhất
Các em nhỏ vui sướng được gắn một bông hồng màu đỏ trên ngực
Kết thúc buổi lễ là ghi thức "thả đèn hoa đăng". Mỗi người đều cầm trên tay 1 đèn hoa đăng để tham gia nghi lễ thả đèn
Việc thả đèn hoa đăng xuống dòng nước còn được hiểu rằng, những vong nhân đã khuất sẽ theo những ánh sáng ấm áp mà bỏ đi những oan khiên, thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.
Hàng trăm ngọn hoa đăng được thắp lên đỏ rực, lấp lánh dưới mặt nước mang theo ước nguyện, cầu bình an và lòng thành kính của người dân gửi đến những người đã khuất.
Hồng Phú
Thầy cô giáo quỳ gối rửa chân cho cha mẹ
Gần 100 đấng sinh thành của các thầy cô giáo đã bật khóc khi được con quỳ gối lễ lạy, dâng trà và rửa chân tại lễ tri ân mùa Vu Lan diễn ra tại Hà Nội.
Ơn cha nghĩa mẹ là chương trình tri ân do trường Mầm non và Tiểu học Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) tổ chức, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên nhà trường thể hiện tình cảm với cha mẹ dịp Vu Lan 2016. Gần 100 cha mẹ của các thầy cô giáo từ nhiều tỉnh thành Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Quảng Ninh… đã về tham dự. Nhiều người cho biết lần đầu tiên về Hà Nội và đến thăm nơi con làm việc.
Các bậc sinh thành uống trà trước khi được con nhẹ nhàng quỳ gối rửa chân.
Các thầy cô giáo quỳ gối rửa chân cho cha mẹ. Lễ rửa chân là hoạt động ý nghĩa thường được các trường học ở Hàn Quốc tổ chức để dạy học sinh về lòng hiếu thảo và cũng là dịp để học sinh thể hiện tình yêu với cha mẹ. Vài năm nay, hoạt động này xuất hiện tại một số chùa chiền, trường học Việt Nam.
Nhiều cha mẹ xúc động khi con thể hiện tình yêu thương.
"Con xin lỗi bố mẹ thật nhiều. Vợ chồng con chỉ biết ở Hà Nội bận rộn với công việc, ít khi về thăm bố mẹ", thầy Ngô Văn Bắc, Hiệu phó trường mầm non nói với cha mẹ.
Cô giáo Đào Thị Thu Thảo chia sẻ kỷ niệm ngày được bố đưa xuống Hà Nội thi đại học. Bao năm qua, hình ảnh ông đội quả mít và người mẹ sáng dậy sớm gánh rau ra chợ bán luôn nhắc cô nhớ về những ngày khốn khó. Nhà nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng lo toan cho chị em cô ăn học.
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy bật khóc khi lần đầu tiên quỳ gối trước mẹ chồng xin lỗi vì những lần làm bà buồn lòng.
Nguyễn Duy Quang (19 tuổi), du học sinh đang theo học tại Mỹ là con trai cô giáo Mai Thị Lan Anh. Quang chia sẻ lâu lắm rồi em mới về thăm nhà đúng vào dịp Vu Lan. Lần đầu tiên Quang quỳ dưới chân mẹ và nói lời cảm ơn người mẹ đã mang nặng đẻ đau, lo chu toàn cho con trai mọi thứ.
Thầy Lương Đình Khoa, Ban chấp hành Công đoàn khối Hành chính - Văn phòng chia sẻ, báo hiếu cha mẹ là việc cả đời nhưng vẫn rất cần những "cú hích" truyền cảm hứng, động lực để lan tỏa và nhắc nhở con cái thường xuyên nghĩ về công ơn cha mẹ.Minh Hào
Nhân Ngày cha mẹ 8/5 ở Hàn Quốc, 150 học sinh trường cấp ba Dongsan ở Daejeon đã mời cha mẹ mình đến trường, tổ chức lễ rửa chân cảm ơn đấng sinh thành. Ngày cha mẹ vốn xuất phát từ Mỹ, được Hàn Quốc quy định là một trong các ngày lễ của dân tộc.
Theo Sina, các học sinh quỳ lạy đấng sinh thành trước khi dùng khăn sạch nhẹ nhàng rửa chân cho cha mẹ mình.
Đây là một hoạt động ý nghĩa được nhà trường tổ chức để dạy học sinh về lòng hiếu thảo và cũng là dịp để các học sinh thể hiện tình yêu với cha mẹ.
Những hoạt động như thế này còn giúp thắt chặt mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Các bậc cha mẹ không giấu được niềm hạnh phúc và xúc động khi cảm nhận được tình yêu thương của con.
Hai mẹ con nhí nhảnh chụp hình kỷ niệm.
Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt người mẹ và dáng vẻ có chút ngại ngùng của cậu bạn khi ngồi trong lòng mẹ.
Thiên Thảo
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét