=> Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào là tốt nhất?

Tuổi có thai tốt nhất ở phụ nữ là dưới 30 tuổi. Nếu trễ hơn, hãy cố gắng có con trước 35 tuổi

Phụ nữ nên có con ở độ tuổi nào? Rất nhiều phụ nữ không biết điều này.
Phụ nữ càng lớn tuổi thì số trứng trên 2 buồng trứng càng giảm dần và chất lượng trứng cũng giảm, tỉ lệ trứng bất thường tăng.

Số lưỡng trứng trên 2 buồng trứng giảm dần theo tuổi (đường màu xanh). Tỉ lệ trứng bất thường tăng theo tuổi (đường đỏ). Khả năng có thai sẽ không còn bất cứ lúc nào sau 40 tuổi, nhiều năm trước khi mãn kinh. (RLKN: rối loạn kinh nguyệt).
Đặc điểm trên làm cho phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng có thai càng giảm và tỉ lệ sẩy thai càng tăng, tỉ lệ biến chứng, bất thường của thai cũng tăng theo (sau 35 tuổi).




Khả năng có thai tối đa sau 1 năm cố gắng giảm dần theo tuổi (đường xanh). Nguy cơ bị sẩy thai sau khi có thai tăng dần theo tuổi (đường đỏ).

Trong xã hội hiện nay, phụ nữ có khuynh hướng trì hoãn việc có con. 
Chị em dành thời gian tuổi trẻ (<30 c="" cho="" con="" h="" i="" kh="" khi="" l="" m="" mu="" n.="" n="" nghi="" nh="" nhi="" p="" ph="" s="" sau="" span="" t="" th="" thu="" tr="" tu="" u="" v="" vi="">
Tuổi có thai tốt nhất ở phụ nữ là dưới 30 tuổi. Nếu trễ hơn, hãy cố gắng có con trước 35 tuổi. Sau 35 tuổi, nếu sau 6 tháng cố gắng mà chưa có thai, nên khám và điều trị tích cực, không nên chờ đợi. Muốn có con sau 40 tuổi là rất khó, mặc dù đa số phụ nữ chu kỳ kinh vẫn còn đều đặn. Khả năng có con của phụ nữ thường chấm dứt khoảng 5 năm trước khi mãn kinh.

Nhiều người cho rằng nếu kinh còn đều và đi siêu âm thấy nang noãn là vẫn còn có khả năng có con tốt dù đã trên 35-40 tuổi. Đây là quan niệm sai lầm, khiến nhiều phụ nữ bỏ qua thời điểm can thiệp sớm để có thai.
Nhiều phụ nữ có con lần đầu dễ dàng, sau đó một thời gian lâu mới tính có con lại, và nghĩ rằng khả năng có thai cũng dễ dàng như trước. Không chắc đúng!

Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh trong ống nghiệm) không giúp buồng trứng có nhiều trứng hơn được, cũng không làm chất lượng noãn tốt hơn được. Các biện pháp điều trị hiện đại nhất chỉ giúp tận dụng tốt nhất khả năng còn lại của buồng trứng, để có thể có con. Nếu lớn tuổi, buồng trứng suy yếu, thường phải xin trứng để có con (phải làm TTTON).

Sinh con đẻ cái là một việc hệ trọng trong gia đình ở Việt Nam. Tất cả phụ nữ nên hiểu biết về khả năng sinh sản để có kế hoạch phù hợp cho việc học tập, lập gia đình, sinh con, nghề nghiệp.../.
ThS BS Hồ Mạnh Tường


Sinh con là một quyết định quan trọng đối với cả người vợ và người chồng, nó liên quan đến nhiều yếu tố cần được cân nhắc như điều kiện sức khỏe, kinh tế gia đình, những kiến thức làm mẹ...
Trong đó độ tuổi thích hợp để sinh con là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu sinh con quá sớm (trước 20 tuổi) hoặc sinh con quá muộn (sau 35 tuổi) đều gây nhiều tai biến cho cả mẹ và thai nhi.


Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào hợp lý nhất ?
Các nguy cơ khi sinh con quá sớm
Nếu sinh con trước 20 tuổi, cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn chỉnh, khung chậu hẹp nên trong quá trình chuyển dạ thường gây đẻ khó, dễ có tai biến cho con (chuyển dạ lâu thai dễ bị ngạt) và tai biến cho mẹ (tỷ lệ rách đường đẻ cao hơn bình thường vì đường đẻ hẹp, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu.).
Những đứa trẻ sinh ra trong khi mẹ mới đang ở độ tuổi vị thành niên thường có tỷ lệ tử vong và cân nặng thấp dưới 2500g cao hơn những mà mẹ đủ tuổi do nhiều nguyên nhân: cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh, không có kiến thức làm mẹ, không biết cách hoặc không được chăm sóc khi mang thai khiến quá trình sinh trường và phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng,...

Ngoài ra, nếu sinh con trước 20 tuổi, người mẹ sẽ bị hạn chế khả năng học tập và cơ hội có nghề nghiệp ổn định, do đó sẽ không có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho trẻ.

Những rủi ro khi sinh con quá muộn
Khi phụ nữ bước sang tuổi 35, sức khỏe cũng như chất lượng của trứng không đảm bảo, tỷ lệ thụ thai kém hơn khi còn trẻ, độ giãn nở của khung chậu đã bị hạn chế nên việc mang thai và sinh nở lần đầu có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Các nguy cơ khi sinh con muộn thường gặp là: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó,... Mang thai khi đã lớn tuổi thì tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể cao nên tỷ lệ con mắc bệnh đần độn (Down) ở các bà mẹ này thường cao hơn bình thường. Nguy cơ càng tăng khi tuổi mang thai càng cao. 

Độ tuổi phù hợp để sinh con

Người phụ nữ ở độ tuổi từ 22-29 tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm - sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ. từ độ tuổi 24-29, các điều kiện về nghề nghiệp, kinh tế gia đình sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai cũng như chăm sóc em bé khi ra đời để trẻ được phát triển toàn diện. Ngoài ra cũng cần phải chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh để đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ và chăm sóc tốt con cái. Do đó sau 3 đến 5 năm mẹ mới nên sinh đứa con tiếp theo, khi cơ thể đã phục hồi hoàn toàn sau lần sinh đẻ trước.

Trên đây bạn đã biết Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào là hợp lý nhất rồi phải không? Hãy có kế hoạch tốt nhất để tránh những điều đáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.Bác sĩ Thu Lan


Một tổ chức về thai kỳ ở Anh đã làm cuộc khảo sát trên những người dự định mang thai để phân tích thời điểm được xem là lý tưởng cho nữ giới, theo Daily Mail. Trong cuộc khảo sát, 75% người được hỏi đều mong muốn các cán bộ y tế hướng dẫn kỹ càng về khả năng sinh sản của nữ giới, hầu hết đều cho rằng phụ nữ sau 44 tuổi không nên có con vì các lý do chính sau:
1. Không công bằng cho trẻ khi ba mẹ đã lớn tuổi.
2. Tăng khả năng đột biến gien như bệnh Down ở trẻ.
3. Phụ nữ từ 50 tuổi không được phép hỗ trợ khả năng sinh sản bằng thụ tinh ống nghiệm (IVF).
4. Điều này là phi tự nhiên.

Theo tiến sĩ Amin Gorgy, chuyên viên tư vấn về IVF tại Viện Fertility & Gynaecology cho rằng độ tuổi lý tưởng mang thai ở phụ nữ là từ 20 đến 30 tuổi. Khả năng sinh sản sẽ giảm dần sau 35 tuổi và suy giảm nhanh chóng sau 40 tuổi. Hiện nay, các hướng dẫn về vấn đề này chưa được đầy đủ nên nhiều người tin rằng việc mang thai vẫn có thể thực hiện được.

Các chuyên gia cho rằng càng lớn tuổi, chất lượng trứng càng giảm, tuy nhiên việc sử dụng trứng đã trữ đông vẫn có thể là một giải pháp. Nhưng việc cấy phôi thai vào tử cung sẽ khó thành công ở phụ nữ trên 50 tuổi và phương pháp IVF không khuyến khích mang thai sau 35 tuổi.

Tiến sĩ Alex Eskander chuyên gia về phụ khoa tại Gynae Centre cho rằng phụ nữ ở xã hội hiện đại quan tâm nhiều đến sự nghiệp, sự tự do hơn là con cái. Họ phải chịu áp lực lớn từ gia đình, hay đến lúc mong muốn có con ở độ tuổi không còn trẻ.

Bà Alex Eskander cho rằng quá trình thụ thai có thể làm tăng cao một cách bất thường các nhiễm sắc thể và gây sẩy thai nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi khi cố gắng mang thai ngoài 44 tuổi. Bà đưa ra lời khuyên phụ nữ nếu dự định có con sau 35 tuổi nên cân nhắc phương pháp trữ đông trứng hay trữ đông tinh trùng nhằm đảo bảo khả năng thụ thai thành công.Một tổ chức về thai kỳ ở Anh đã làm cuộc khảo sát trên những người dự định mang thai để phân tích thời điểm được xem là lý tưởng cho nữ giới, theo Daily Mail.
Một tổ chức về thai kỳ ở Anh đã làm cuộc khảo sát trên những người dự định mang thai để phân tích thời điểm được xem là lý tưởng cho nữ giới, theo Daily Mail.

Một tổ chức về thai kỳ ở Anh đã làm cuộc khảo sát trên những người dự định mang thai để phân tích thời điểm được xem là lý tưởng cho nữ giới, theo Daily Mail.

Một tổ chức về thai kỳ ở Anh đã làm cuộc khảo sát trên những người dự định mang thai để phân tích thời điểm được xem là lý tưởng cho nữ giới, theo Daily Mail.Mỹ LinhMột số phụ nữ tin họ có thể sinh con vô hạn định. Tuy nhiên, các chuyên gia sản, phụ khoa đã bác bỏ điều này và khẳng định có giới hạn tuổi đối với chuyện làm mẹ an toàn của chị em.

Ngôi sao nhạc pop Mỹ Janet Jackson tuyên bố, cô đang mang bầu ở tuổi 49. Nữ ca sĩ này được cho là đang ở 3 tháng giữa thai kỳ và đã phải nhờ cậy tới một chuyên gia sinh sản để có thể thụ thai thành công.
Thông tin về chuyện bầu bí của Janet Jackson khiến nhiều người ngạc nhiên vì cô đã gần 50 tuổi, độ tuổi mà đa phần phụ nữ trên thế giới đang chuẩn bị lên chức bà. 


Tuy nhiên, bao nhiêu tuổi là quá già đối với chuyện sinh con? Câu trả lời là 44 tuổi - theo một nghiên cứu mới.
Cuộc khảo sát mới ở Anh hé lộ: Phụ nữ ở đảo quốc sương mù tin đây là độ tuổi các chị em cần chấm dứt hoạt động sinh nở. 

Dưới đây là 5 lý do được nêu ra nhiều nhất để lý giải tại các chị em tin 44 tuổi là ngưỡng họ nên dừng sinh con:
1. Luôn là không công bằng cho con cái nếu có cha mẹ già cả.
2. Nguy cơ trẻ mắc các biến chứng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh Down tăng cao.
3. Phụ nữ trên 50 tuổi không được phép áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản qua thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
4. Cha mẹ sẽ không sống đủ lâu để chứng kiến con cái lớn lên.
5. Việc có con sau độ tuổi này (44 tuổi) là "không tự nhiên".
Nghiên cứu cũng phát hiện, gần 3/4 chị em phụ nữ tin rằng hiện các chương trình tuyên truyền giáo dục sinh sản chưa đầy đủ về việc không nên để quá già để bắt đầu sinh con. Tương tự, chúng ta hiện cũng thiếu các lựa chọn sẵn có nhằm giúp bảo lưu khả năng sinh sản và/hoặc trợ giúp phụ nữ thụ thai.
Một chuyên gia sinh sản hàng đầu của Anh chỉ ra thực tế đáng buồn là: Một số chị em thậm chí luôn cho rằng họ có thể sinh con vô hạn định, đồng nghĩa với việc họ không e sợ việc sinh con quá muộn.
"Tuổi lý tưởng để phụ nữ mang thai là khi họ trong độ tuổi 20 và đầu 30", tiến sĩ Amin Gorgy, chuyên gia tư vấn sinh sản và IVF thuộc Viện Sinh sản và phụ khoa Anh, nhấn mạnh.
Theo ông, khả năng sinh sản của phái đẹp suy giảm nhanh chóng sau 35 tuổi và sụt giảm thậm chí còn nhanh hơn sau tuổi 40.
Ông Gorgy khuyến nghị, mọi phụ nữ nên hoàn tất việc sinh con, đẻ cái lúc 35 tuổi.
Tiến sĩ Alex Eskander, bác sĩ tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Gynae (Anh), cũng tán đồng quan điểm này.
Ông nhất trí rằng 44 tuổi là quá già để phụ nữ sinh con. Vì lúc ấy trong các buồng trứng số lượng trứng suy giảm và chất lượng trứng cũng kém đi. Hậu quả là, người phụ nữ khó thụ thai hơn và việc mang thai có thể gắn liền với tỉ lệ bất thường về nhiễm sắc thể cũng như nguy cơ sảy thai cao hơn. Ngoài ra, người phụ nữ còn phải đối mặt với nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tiền sản giật và sinh mổ.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét