=> Sinh Hoạt - Thuận trời thì sống, chống trời thì chết (bệnh)

Người khỏe có ngàn ước mơ nhưng người ốm chỉ có một ước mơ: khỏe mạnh!

Để đạt được những trạng thái tốt nhất về sức khỏe, thể chất và tâm lý, Cổ thư Trung Hoa đã dạy con người ta phải thuận theo sinh khí của trời đất: "Thuận trời thì sống, chống trời thì chết".

- Mùa xuân: "Khí của Trời Đất mới nảy sinh, khí của người ở kinh mạch. Nên dậy sớm, đi lại thong thả, không vấn tóc, không mặc đồ chật, tâm trí thảnh thơi. Làm được như vậy là hợp với khí xuân".
=> Can (gan) khổ về sự thái quá, ăn ngọt để hoãn lại.

- Mùa hạ: "Khí Trời - Đất giao nhau, muôn loài đều tốt tươi, nở hoa kết trái. Khí của con người ở tồn lạc - cơ nhục. Nên dậy sớm chớ ngại ngày dài. Tránh giận dữ để thần khí thư thái".
=>  Đầu mùa hạ: Tâm (tim) khổ về sự hoãn lại, kịp ăn chua cho thâu lại. 
=> Trường hạ: Tỳ (lá lách) khổ về thấp, ăn vị đắng cho khô ráo.

- Mùa thu: "Khí trời lạnh ráo, khí đất trong sáng. Khí của người ở bì phu. Nên dậy sớm cho người yên bình. => Phế khô do nghịch khí, ăn cay cho tiết đi.

- Mùa đông: "Khí trời bế tàng, nước giá lạnh (đóng băng), mặt đất nứt nẻ. Khí con người ở cốt tủy, không nên làm nhiều động dương khí, nên ngủ dậy muộn. Tránh nơi rét gió lùa, đừng để da thịt hở nhiều khiến cho khí như ẩn dữ. 
=> Thận khô vì táo, ăn mặn để cho nhuận.

- Trong một ngày cũng có bốn mùa: Buổi sáng tựa mùa xuân, buổi trưa tựa mùa hạ, buổi chiều tựa mùa thu, buổi tối tựa mùa đông. 

=> Mọi sinh hoạt chúng ta cũng cần tuân theo sự thuận, mà tránh sự nghịch.

Danh y Hoa Đà đúc kết ra 4 điều cấm

Ăn uống, ngủ nghỉ hay vận động… là những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm…
Giấc ngủ ngon là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt

Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý. Nhưng đa số chúng ta lại thiếu quan tâm đến chất lượng giấc ngủ vì cho đó là hoạt động sinh lý bình thường.

Một danh y thời xưa là Hoa Đà, trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 điều cấm kỵ khi ngủ để đảm bảo sức khỏe.

Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng

1. Điều thứ nhất: Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)
Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong đời người.

Nếu trước giờ Tý mỗi ngày không ngủ được, thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói: “Không chữa cho bạn”.
Kỳ thực không phải là không chịu chữa trị, mà là…chữa không hết được.

Tại sao nói như thế?
Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.

Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt.

Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ.

Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực.

Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài)

Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa

2. Điều thứ hai: Khi ngủ không được suy nghĩ

“Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”.

“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ.

Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.

Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại.

“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.

Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.

3. Điều thứ ba: Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần
Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút.

Những Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền.

Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.

4. Điều thứ tư: Nhất định phải dậy sớm
Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng.

Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.

St.Onthenet.


Cho con ngủ sau giờ này sẽ làm tăng nguy cơ bé bị chậm lớn, học kém, mất tập trung
Các chuyên gia khẳng định với trẻ nhỏ, giấc ngủ quan trọng không kém gì dinh dưỡng, và nếu không muốn hại con, bố mẹ cần tập cho bé thói quen ngủ sớm.
Bố mẹ nào cũng biết, và thật ra là rất muốn con mình đi ngủ sớm. Tuy nhiên, trẻ con thì mải chơi nên thích thức khuya theo bố mẹ, và một số người lớn không đủ cương quyết thắng nổi con mình, đành chấp nhận cách lười biếng hơn để khỏi phải đối đầu, rèn giũa, không biết rằng làm thế là tự hại chính mình và hại con.

Bởi đầu tiên, việc tập cho con thói quen ngủ sớm, đúng giờ sẽ giúp các bé có giấc ngủ chất lượng hơn. Nhiều người đến nay vẫn còn nghĩ trẻ thức càng khuya thì sẽ càng mệt, ngủ càng nhanh và say nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được điều ngược lại; không chỉ thế, khi ngủ sớm, bé cũng ít bị thức giấc nửa đêm, như lo lắng của nhiều người.

Và điều này rất quan trọng vì thời gian ngủ là lúc các hormone tăng trưởng tự nhiên được sản sinh nhiều. Sự sản sinh loại hormone mang tính quyết định này được cho đạt mức cao nhất vào 3 thời điểm: 10 giờ tối, 12 giờ đêm và 2 giờ sáng hôm sau, nhưng quá trình này chỉ có thể thực hiện trong giấc ngủ, và quan trọng hơn đó phải là giấc ngủ sâu. Và không chỉ tác động đến hormone, giấc ngủ cũng sẽ có những tác động quan trọng khác bên trong cơ thể để giảm thiểu nguy cơ thừa cân, nguy cơ tiểu đường, giúp cơ thể sản sinh đủ cytokines để chống lại vi trùng, vi khuẩn, giảm nguy cơ bị cảm, cúm, mệt mỏi và cả nguy cơ bị chấn thương...

(Ảnh: Internet)

Và thế vẫn là chưa đủ với giấc ngủ! Ngoài việc giúp con ngủ ngon hơn, khỏe hơn, hiệu quả phát triển tốt hơn, giấc ngủ còn nuôi dưỡng một điều quan trọng nữa mà bố mẹ nào cũng mong muốn ở con mình, là tính sáng tạo và khả năng tiếp thu. Theo các chuyên gia, những đứa trẻ ngủ sớm có khả năng tập trung tốt hơn và thể hiện tốt hơn trong học tập. Ngoài chuyện mà người bình thường nào cũng có thể nói được là bé được ngủ đủ sẽ tỉnh táo và sảng khoái hơn thì giấc ngủ còn tạo điều kiện cho các tế bào não “đổ rác”, loại bỏ những độc tố có thể gây bệnh và cản trở hoạt động cua não bộ. Nghiên cứu đã cho thấy trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường xuyên ngủ ít hơn 10 tiếng/đêm thì kể cả khi không bị tăng động giảm chú ý bẩm sinh (ADHD), bé vẫn sẽ bị tăng gấp 3 lần nguy cơ bị tăng hoạt động và bốc đồng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học hành cũng như sinh hoạt.

Các chuyên gia khẳng định giấc ngủ quan trọng không kém gì dinh dưỡng. Thời gian ngủ của trẻ nhỏ cần có là:
- Trẻ dưới 2 tháng: 10,5-18 tiếng/ngày

- Trẻ 3-12 tháng: 9,5-14 tiếng/ngày

- Trẻ 1-3 tuổi: 12-14 tiếng/ngày

- Trẻ 3-5 tuổi: 11-13 tiếng/ngày

- Trẻ 5-12 tuổi: 10-11 tiếng/ngày

Để đảm bảo thời gian này, rõ ràng trẻ cần đi ngủ trước 9 giờ tối, và muốn như vậy, bố mẹ hãy:

- Tạo những thói quen chuẩn bị đi ngủ, chẳng hạn nếu con bạn có quyển sách yêu thích, hãy đọc cho bé một chương mỗi tối trước khi đi ngủ, bé sẽ trông chờ đến buổi tối hôm sau với chương truyện tiếp theo;

- Tập cho con thói quen tắt các thiết bị điện tử ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ, vì ánh sáng xanh từ màn hình cũng sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé;

Đừng để con vướng vào thói quen xấu của nhiều người lớn hiện đại: phải ôm điện thoại, máy tính bảng trước khi đi ngủ. (Ảnh: Internet)

- Làm gương chứ đừng trêu ngươi con, đừng chỉ ra lệnh cho con tắt đèn đi ngủ trong khi mình thì vẫn nói cười hoặc xem TV ầm ĩ; kể cả bạn chỉ tắt các thiết bị điện tử, vào giường đọc sách thôi cũng đã là tấm gương tốt cho con cái dễ nghe lời. Với mối băn khoăn của hầu hết mọi người lớn: công việc, trách nhiệm, hãy nghĩ rằng giấc ngủ với người lớn cũng không kém phần quan trọng với thái độ và năng suất làm việc. Đảm bảo giấc ngủ của mình thì mọi việc sau đó sẽ dễ dàng trôi chảy hơn đấy, bạn hãy thử mà xem!

Tổng hợp, theo parents

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét