"Lợi ích của Trung Quốc khi bỏ vốn ODA vào Việt Nam là bán được hàng, có thể hàng chất lượng rất tồi, công nghệ dỏm; kéo dài thời gian triển khai dự án, khiến chi phí của phía Việt Nam tăng lên. Chất lượng sản phẩm kém kéo theo người Trung Quốc luôn có mặt thường xuyên ở Việt Nam để sửa chữa, thay đổi cái này cái kia. Hậu quả là phía Việt Nam phụ thuộc vào họ. Tồi tệ nhất là chúng ta phụ thuộc vào Trung Quốc, ngày càng sâu hơn ở nhiều lĩnh vực".
Trong bối cảnh thiếu trầm trọng vốn đầu tư hạ tầng, có được nguồn vốn từ các quốc gia hay vùng lãnh thổ là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, không phải nguồn vốn nào chúng ta cũng có thể dễ dãi chấp nhận.
Mới đây, rất nhiều bộ, ngành lên tiếng đề nghị cân nhắc khi Trung Quốc muốn cho Việt Nam vay hơn 300 triệu USD để đầu tư dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Quan điểm này được nhiều chuyên gia kinh tế lên tiếng ủng hộ.
Ưu đãi thành ngược đãi
Theo Bộ Tài chính, các khoản vay ODA của Trung Quốc đều có ràng buộc, như phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị của nước cho vay. Trong khi đường bộ cao tốc là dự án có nguồn thu trực tiếp nên cần tính toán tìm kiếm nguồn vốn rẻ; chất lượng, công nghệ tốt hơn để giảm rủi ro. Còn Bộ KH-ĐT muốn phía Trung Quốc áp dụng điều kiện vay ưu đãi hơn; không áp dụng điều kiện thực hiện dự án theo hình thức tổng thầu EPC… cho dự án Vân Đồn - Móng Cái.
TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nói thẳng không nên vay vốn ODA của Trung Quốc cho bất kỳ dự án nào, không riêng gì cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. “Thực tế, Trung Quốc cho vay bao giờ cũng kèm theo điều kiện có lợi cho họ, như bắt bên vay mua máy móc, cho phép lao động đi cùng dự án… Quan trọng hơn nữa là Móng Cái sát biên giới, cực kỳ nguy hiểm, cần phải tỉnh táo và cảnh giác”, ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Long, Việt Nam đang cần vốn để triển khai nhiều dự án hạ tầng, đầu tư cho phát triển, nhưng đối với vốn vay ODA của Trung Quốc thì nhất thiết phải cân nhắc từ chối. Bởi thực tế cho thấy, hàng loạt dự án vay vốn ưu đãi của nước này đã trở thành... ngược đãi. Điển hình là dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư 552 triệu USD nhưng vay tới 419 triệu USD. Gói thầu chính do một công ty Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành). Được khởi công vào tháng 10.2011, cam kết hoàn thành vào cuối năm 2014 và quý 1/2015 sẽ vận hành chính thức, thế nhưng sau nhiều lần hứa và rồi thất hứa, đến đầu năm 2016 dự án lại trì hoãn thời điểm hoàn thành vào cuối năm nay. Không chỉ chậm tiến độ, gây tai nạn, dự án còn đội vốn rất lớn. Tổng mức đầu tư của dự án tăng thêm 315 triệu USD, lên 868,04 triệu USD so với dự kiến ban đầu là 552 triệu USD. Trong đó, phần vốn vay ODA phía Trung Quốc tăng thêm 250,62 triệu USD với lý do chi phí xây dựng tăng thêm 146,3 triệu USD, chi phí thiết bị tăng 77 triệu USD...
Những dự án không vay vốn ưu đãi Trung Quốc nhưng do nhà thầu Trung Quốc triển khai cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Chẳng hạn dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tổng vốn đầu tư khoảng 25.000 tỉ đồng do Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư, có 10 gói thầu trong đó có các công ty Trung Quốc ì ạch triển khai, chậm tiến độ nhiều năm; Nhà máy thép Lào Cai được công ty Trung Quốc trúng thầu cũng hứa hoàn thành năm này qua năm khác…
Trước những bê bối và dưới áp lực của dư luận, đặc biệt là vụ đường ống nước sạch Sông Đà vỡ lần thứ 18, hồi tháng 4 vừa qua UBND TP. Hà Nội đã xin Chính phủ tạm dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường ống sông Đà giai đoạn 2 và được Chính phủ đồng ý. Dự án do Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco) làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu là nhà thầu Trung Quốc - Công ty TNHH sản xuất ống gang dẻo Xinxing. Nguyên nhân tạm dừng ký hợp đồng là vì những lo ngại về chất lượng đường ống nếu nhà thầu Trung Quốc thi công.
“Chúng ta đã phải trả giá…”
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho hay sở dĩ Trung Quốc thiết tha muốn cho Việt Nam vay vốn thực hiện dự án Vân Đồn - Móng Cái là nhằm kết nối con đường cao tốc từ phía Trung Quốc đến tận cảng Vân Đồn. Từ đấy, Trung Quốc muốn sử dụng cảng này để có thể xuất khẩu và nhập khẩu từ cảng Vân Đồn về nước.
Giải thích lý do không nên nhận vốn vay từ Trung Quốc, ông Doanh nêu: Thứ nhất, về quân sự đấy là một tuyến đường huyết mạch, nên mở đường cao tốc cho Trung Quốc tự do giao thương là vấn đề cần cân nhắc kỹ. Thứ hai, Trung Quốc thường cho vay từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu, vay theo quỹ này thì phía được nhận vay sẽ phải nhập khẩu thép và xi măng từ họ - hai mặt hàng mà nước này đang dư thừa rất nhiều và cần phải đẩy nhanh tiêu thụ. Phía nhận vay cũng phải sử dụng thiết kế, công nghệ, nhà thầu, công nhân lao động của Trung Quốc. “Chúng ta đã phải trả giá với cách cho vay của Trung Quốc. Họ thường cho vay một khoản tiền không đủ để trang trải cho dự án, sau đó nhà thầu để xảy ra bê bối và nâng tổng số tiền vay lên nhiều lần, dẫn tới hệ quả khôn lường mà dự án Cát Linh - Hà Đông là một điển hình. Chúng ta cần phải cân nhắc 3 vấn đề sau. Một là xây đường nhưng có nên tạo điều kiện cho Trung Quốc thông thương dễ dàng về phía Việt Nam hay không. Chúng ta rất nên hợp tác kinh tế với Trung Quốc nhưng cần phải đảm bảo các yếu tố về an ninh, quốc phòng. Hai là, điều kiện cho vay như thế nào và thứ ba, chúng ta giám sát dự án ra sao. Cho tới nay, các dự án mà chúng ta vay từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu Trung Quốc đều đã phải đội giá nhiều lần và trả giá rất đắt. Đây là những điều tôi muốn cơ quan chức năng cần phải làm rõ trước khi nhận vay ODA của Trung Quốc”, ông Doanh nói. Theo ông, Việt Nam không thể nào đóng cửa hợp tác kinh tế với Trung Quốc nhưng những dự án triển khai với họ cần phải giám sát chặt chẽ. Riêng dự án Vân Đồn - Móng Cái thì không nhất thiết phải vay của họ.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định không nên huy động vốn của Trung Quốc, đặc biệt là vay đầu tư cho dự án Vân Đồn - Móng Cái. “Lợi ích của Trung Quốc khi bỏ vốn ODA vào Việt Nam là bán được hàng, có thể hàng chất lượng rất tồi, công nghệ dỏm; kéo dài thời gian triển khai dự án, khiến chi phí của phía Việt Nam tăng lên. Chất lượng sản phẩm kém kéo theo người Trung Quốc luôn có mặt thường xuyên ở Việt Nam để sửa chữa, thay đổi cái này cái kia. Hậu quả là phía Việt Nam phụ thuộc vào họ. Tồi tệ nhất là chúng ta phụ thuộc vào Trung Quốc, ngày càng sâu hơn ở nhiều lĩnh vực”, bà Lan bình luận.
Mới đây, rất nhiều bộ, ngành lên tiếng đề nghị cân nhắc khi Trung Quốc muốn cho Việt Nam vay hơn 300 triệu USD để đầu tư dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Quan điểm này được nhiều chuyên gia kinh tế lên tiếng ủng hộ.
Ưu đãi thành ngược đãi
Theo Bộ Tài chính, các khoản vay ODA của Trung Quốc đều có ràng buộc, như phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị của nước cho vay. Trong khi đường bộ cao tốc là dự án có nguồn thu trực tiếp nên cần tính toán tìm kiếm nguồn vốn rẻ; chất lượng, công nghệ tốt hơn để giảm rủi ro. Còn Bộ KH-ĐT muốn phía Trung Quốc áp dụng điều kiện vay ưu đãi hơn; không áp dụng điều kiện thực hiện dự án theo hình thức tổng thầu EPC… cho dự án Vân Đồn - Móng Cái.
TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nói thẳng không nên vay vốn ODA của Trung Quốc cho bất kỳ dự án nào, không riêng gì cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. “Thực tế, Trung Quốc cho vay bao giờ cũng kèm theo điều kiện có lợi cho họ, như bắt bên vay mua máy móc, cho phép lao động đi cùng dự án… Quan trọng hơn nữa là Móng Cái sát biên giới, cực kỳ nguy hiểm, cần phải tỉnh táo và cảnh giác”, ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Long, Việt Nam đang cần vốn để triển khai nhiều dự án hạ tầng, đầu tư cho phát triển, nhưng đối với vốn vay ODA của Trung Quốc thì nhất thiết phải cân nhắc từ chối. Bởi thực tế cho thấy, hàng loạt dự án vay vốn ưu đãi của nước này đã trở thành... ngược đãi. Điển hình là dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư 552 triệu USD nhưng vay tới 419 triệu USD. Gói thầu chính do một công ty Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành). Được khởi công vào tháng 10.2011, cam kết hoàn thành vào cuối năm 2014 và quý 1/2015 sẽ vận hành chính thức, thế nhưng sau nhiều lần hứa và rồi thất hứa, đến đầu năm 2016 dự án lại trì hoãn thời điểm hoàn thành vào cuối năm nay. Không chỉ chậm tiến độ, gây tai nạn, dự án còn đội vốn rất lớn. Tổng mức đầu tư của dự án tăng thêm 315 triệu USD, lên 868,04 triệu USD so với dự kiến ban đầu là 552 triệu USD. Trong đó, phần vốn vay ODA phía Trung Quốc tăng thêm 250,62 triệu USD với lý do chi phí xây dựng tăng thêm 146,3 triệu USD, chi phí thiết bị tăng 77 triệu USD...
Những dự án không vay vốn ưu đãi Trung Quốc nhưng do nhà thầu Trung Quốc triển khai cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Chẳng hạn dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tổng vốn đầu tư khoảng 25.000 tỉ đồng do Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư, có 10 gói thầu trong đó có các công ty Trung Quốc ì ạch triển khai, chậm tiến độ nhiều năm; Nhà máy thép Lào Cai được công ty Trung Quốc trúng thầu cũng hứa hoàn thành năm này qua năm khác…
Trước những bê bối và dưới áp lực của dư luận, đặc biệt là vụ đường ống nước sạch Sông Đà vỡ lần thứ 18, hồi tháng 4 vừa qua UBND TP. Hà Nội đã xin Chính phủ tạm dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường ống sông Đà giai đoạn 2 và được Chính phủ đồng ý. Dự án do Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco) làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu là nhà thầu Trung Quốc - Công ty TNHH sản xuất ống gang dẻo Xinxing. Nguyên nhân tạm dừng ký hợp đồng là vì những lo ngại về chất lượng đường ống nếu nhà thầu Trung Quốc thi công.
“Chúng ta đã phải trả giá…”
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho hay sở dĩ Trung Quốc thiết tha muốn cho Việt Nam vay vốn thực hiện dự án Vân Đồn - Móng Cái là nhằm kết nối con đường cao tốc từ phía Trung Quốc đến tận cảng Vân Đồn. Từ đấy, Trung Quốc muốn sử dụng cảng này để có thể xuất khẩu và nhập khẩu từ cảng Vân Đồn về nước.
Giải thích lý do không nên nhận vốn vay từ Trung Quốc, ông Doanh nêu: Thứ nhất, về quân sự đấy là một tuyến đường huyết mạch, nên mở đường cao tốc cho Trung Quốc tự do giao thương là vấn đề cần cân nhắc kỹ. Thứ hai, Trung Quốc thường cho vay từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu, vay theo quỹ này thì phía được nhận vay sẽ phải nhập khẩu thép và xi măng từ họ - hai mặt hàng mà nước này đang dư thừa rất nhiều và cần phải đẩy nhanh tiêu thụ. Phía nhận vay cũng phải sử dụng thiết kế, công nghệ, nhà thầu, công nhân lao động của Trung Quốc. “Chúng ta đã phải trả giá với cách cho vay của Trung Quốc. Họ thường cho vay một khoản tiền không đủ để trang trải cho dự án, sau đó nhà thầu để xảy ra bê bối và nâng tổng số tiền vay lên nhiều lần, dẫn tới hệ quả khôn lường mà dự án Cát Linh - Hà Đông là một điển hình. Chúng ta cần phải cân nhắc 3 vấn đề sau. Một là xây đường nhưng có nên tạo điều kiện cho Trung Quốc thông thương dễ dàng về phía Việt Nam hay không. Chúng ta rất nên hợp tác kinh tế với Trung Quốc nhưng cần phải đảm bảo các yếu tố về an ninh, quốc phòng. Hai là, điều kiện cho vay như thế nào và thứ ba, chúng ta giám sát dự án ra sao. Cho tới nay, các dự án mà chúng ta vay từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu Trung Quốc đều đã phải đội giá nhiều lần và trả giá rất đắt. Đây là những điều tôi muốn cơ quan chức năng cần phải làm rõ trước khi nhận vay ODA của Trung Quốc”, ông Doanh nói. Theo ông, Việt Nam không thể nào đóng cửa hợp tác kinh tế với Trung Quốc nhưng những dự án triển khai với họ cần phải giám sát chặt chẽ. Riêng dự án Vân Đồn - Móng Cái thì không nhất thiết phải vay của họ.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định không nên huy động vốn của Trung Quốc, đặc biệt là vay đầu tư cho dự án Vân Đồn - Móng Cái. “Lợi ích của Trung Quốc khi bỏ vốn ODA vào Việt Nam là bán được hàng, có thể hàng chất lượng rất tồi, công nghệ dỏm; kéo dài thời gian triển khai dự án, khiến chi phí của phía Việt Nam tăng lên. Chất lượng sản phẩm kém kéo theo người Trung Quốc luôn có mặt thường xuyên ở Việt Nam để sửa chữa, thay đổi cái này cái kia. Hậu quả là phía Việt Nam phụ thuộc vào họ. Tồi tệ nhất là chúng ta phụ thuộc vào Trung Quốc, ngày càng sâu hơn ở nhiều lĩnh vực”, bà Lan bình luận.
Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, Trung Quốc đang có xu hướng cho Việt Nam vay vốn ODA nhiều để xây dựng hạ tầng nối Trung Quốc với Việt Nam. Họ chỉ cho vay những gì có lợi cho mình. “Ở đây, họ cho vay không phải làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái mà cho vay để làm con đường nối Vân Đồn tới Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta phải cực kỳ tỉnh táo”, TS Phong cảnh báo.
Theo Thanhnien online
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét