=> Người bệnh tim mạch ăn uống thế nào tốt sức khỏe?

Nên rửa bớt muối trong các thực phẩm chế biến sẵn, ăn cá 4 lần trong tuần, không chấm muối khi ăn trái cây, hạn chế bột ngọt, bột nêm...



Việt Chung

Nhiều người chưa lường hết biến chứng rối loạn mỡ máu
Nhiều người vẫn còn thờ ơ với những hệ lụy từ bệnh rối loạn mỡ máu mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa. Trong khi, giới chuyên gia coi bệnh này là “sát thủ thầm lặng” đe dọa cuộc sống hiện đại, cùng nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư...

Sau một tuần tổ chức, chương trình "tư vấn về bệnh rối loạn mỡ máu" nhận được gần 600 câu hỏi của độc giả gởi đến các chuyên gia. Qua nội dung các thắc mắc của độc giả cho thấy, vẫn còn tâm lý chủ quan, chưa lường hết biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ máu.

Chị Bùi Ngọc Anh Uyên, 36 tuổi, sống tại TP HCM hỏi: "Tôi năm nay 36 tuổi, vừa qua đau đầu quá nên đi khám bệnh và được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu và kết quả là mỡ máu cao gấp đôi. Tôi định uống thuốc khỏi đau đầu thì thôi, nhưng khi đọc các bài viết về bệnh mỡ máu cao rất nguy hiểm, giờ không biết phải làm sao. Mong bác sĩ tư vấn thêm".

Nhiều độc giả cũng bày tỏ bị rối loạn mỡ máu đã lâu nhưng chủ quan không uống thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập không hợp lý khiến bệnh thêm nặng mới cầu cứu bác sĩ. Độc giả Huy Hoàng, 56 tuổi, ở Cần Thơ lo lắng: "Tôi được chẩn đoán rối loạn mỡ máu đã 5 năm nay. Lúc đầu, tôi nghĩ chỉ cần mình hạn chế ăn mỡ, bệnh sẽ thuyên giảm. Hơn nữa tôi không thấy triệu chứng nào từ khi biết bị mỡ máu cao. Gần đây, xuất hiện những cơn đau ngực và đột quỵ đi khám tôi mới biết rối loạn mỡ máu là nguyên nhân khiến mình bị nhồi máu cơ tim. Bây giờ tôi rất lo lắng cho sức khỏe, xin bác sĩ tư vấn".

Theo các bác sỹ, người trưởng thành cần làm xét nghiệm mỡ máu ít nhất mỗi năm một lần.

Thậm chí, một số ý kiến cho rằng chỉ người béo mới bị bệnh rối loạn mỡ máu còn người gầy tại sao lại bị như trường hợp của độc giả Đào Như Trang, 34 tuổi, sống tại Hà Nội. Chị Trang thắc mắc: "Tôi đi khám sức khoẻ và kết quả xét nghiệm máu là tôi bị mỡ trong máu cao. Hiện tại cân nặng của tôi chỉ có 42kg và không ăn các thức ăn chiên, xào nhưng sao tôi lại bị mỡ trong máu cao".

Chương trình tư vấn Rối loạn mỡ máu cũng nhận được rất nhiều câu hỏi đến từ những người trẻ. Anh Hoàng Kiên, sống tại TP HCM chia sẻ: "Tôi năm nay 27 tuổi, bị mỡ máu cao chỉ số 5,7 trong khi tiêu chuẩn dưới 5,3. Tôi vẫn tập thể dục đều đặn và ăn kiêng mỡ tuy nhiên không giảm. Xin bác sĩ tư vấn giúp".

Còn chị Nguyễn Thị Mỹ Lạt, 29 tuổi, lo lắng gửi đến chương trình: "Cháu nặng 54kg, cao 1,55m. Mấy tháng trước cháu có khám tổng quát, bác sĩ nói cháu bị rối loạn mỡ máu nhưng không cho thuốc điều trị. Bác sĩ chỉ nói cháu về tập thể dục hàng ngày. Xin bác sĩ cho cháu biết các chỉ số cholesterol thực tế cao hơn bao nhiêu phần trăm so với mức bình thường thì bị xem là mức gây hại cho sức khỏe?".

Căn bệnh âm thầm này thậm chí còn tấn công cả những người có lối sống lành mạnh. Độc giả Vũ Văn Úy, 40 tuổi, giáo viên tại Đồng Nai xin tư vấn: "Trước đây huyết áp tôi rất ổn định, đo thường xuyên, nhưng 2 tháng trở lại đây tôi đo lại thì huyết áp cáo 165, tôi không tin đo lại lần 2 là 158. Lên bệnh viện huyện xét nghiệm thì kết quả là rối loạn mỡ máu. Tôi không hút thuốc, rượu bia, chăm chỉ tập thể dục. Mong các bác sĩ tư vấn. Trong cuộc sống 3 năm nay hay bị strees".

Để trị bệnh rối loạn mỡ máu, nhiều người truyền tai nhau bài thuốc lá sen phơi khô, bưởi non... Độc giả Vũ Hoàng My, 55 tuổi, ngụ tại Huế hỏi: "Chồng tôi 60 tuổi, bị rối loạn mỡ máu 5 năm nay, tôi đã thử cho chồng uống nhiều loại thuốc nhưng không thuyên giảm được bao nhiêu. Gần đây, hàng xóm có mách tôi bài thuốc dùng lá sen khô đun nước sôi uống hàng ngày hay dùng quả bươi non đều đặn là khỏi bệnh. Tôi rất phân vân về tính hiệu quả của vị thuốc này. Mong được tư vấn".

Theo Giáo sư Phạm Gia Khải, rối loạn mỡ máu là một bệnh mạn tính không điều trị khỏi được. Bệnh được chia làm 3 loại, một loại làm tăng cholesterol toàn phần đồng thời tăng LDL - cholesterol, loại này nguy hiểm nhất vì làm tăng xơ vữa động mach. Loại thứ 2 là tăng triglyceride là chủ yếu. Có một loại nữa là loại hỗn hợp tăng cả cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride. Để giải quyết triglyceride bao giờ cũng là thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, giảm rượu bia. Nếu cách này không “ăn thua” thì mới áp dụng chữa bằng thuốc.

Những trường hợp trẻ tuổi bị rối loạn mỡ máu, Phó giáo sư Phạm Thị Hồng Thi giải thích: “Trước đây, tình trạng rối loạn mỡ máu chỉ xảy ra với những người ở lứa tuổi trung niên, nhưng hiện nay tình trạng này đang dần trẻ hóa vì rất nhiều nguyên nhân như yếu tố di truyền, lối sống thiếu lành mạnh rượu bia, thuốc lá, thức khuya...”.

Với những câu hỏi như "tại sao tôi không ăn mỡ mà vẫn bị rối loạn mỡ máu", Phó giáo sư Hồng Thi cho biết, cholesterol trong cơ thể được tổng hợp từ hai nguồn: thức ăn đưa vào chỉ chiếm 20%; cholesterol được tổng hợp tại gan chiếm 80%. Do vậy, tuy tránh những thức ăn có chứa mỡ nhưng cholesterol trong cơ thể vẫn cao. Những người đã bị rối loạn mỡ máu cần đòi hỏi điều trị thường xuyên và lâu dài vì trong cơ thể đã có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa. Mục tiêu của các thuốc hạ mỡ máu là làm cho tình trạng rối loạn mỡ máu không nặng thêm nên có những trường hợp phải dùng thuốc suốt đời. Bên cạnh toa thuốc của bác sĩ, chế độ ăn uống hợp lý thì bạn phải có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Đi bộ hoặc chạy bộ là giải pháp tối ưu đối với người trên 40 tuổi. Phải phối hợp thuốc, ăn uống, luyện tập.

Theo Giáo sư Đặng Vạn Phước, nếu một thành viên trong gia đình bị rối loạn mỡ máu thì chuyện ăn uống càng phải kỹ hơn người khác rất nhiều. Cần chú ý chính xác được ăn những gì, mỡ ăn vào là mỡ gì, chất béo gì. Ngay cả sự cân bằng giữa lượng đường, tức là lượng cơm, lượng protit, chất béo… phải được tính toán, cân nhắc kỹ cho từng ngày. Hiện khoa học đã xác định những trường hợp rối loạn mỡ máu gia đình có thể điều trị nếu kiểm soát tốt cholesterol máu.

Để điều trị bệnh rối loạn mỡ máu, Giáo sư Khải khuyên, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đưa lượng mỡ máu trở về giới hạn bình thường, cần duy trì lối sống lành mạnh để hiệu quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thể thao thường xuyên, phải tập thể lực 30-45 phút một ngày.

Những người có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh mỗi 6 tháng một lần và người bình thường định kỳ một lần mỗi năm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên như GDL-5 để điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu.

Dưới đây là một số thống kê từ chương trình tư vấn về bệnh rối loạn mỡ máu:

Phương Thảo

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét