Nhờ tấm lòng lương thiện, cậu bé đánh giày đã trở thành doanh nhân giàu có
Một ngày, người đàn ông tên Walt đến thị trấn công tác. Tại sân của nhà ga, anh đã gặp một cậu bé đánh giày, cậu hỏi: “Thưa ngài, ngài có cần đánh giày không ạ?”, Walt nhìn xuống chân thấy giày không quá bẩn bèn lắc đầu từ chối lời mời.
Walt nghĩ thầm: “Lại một tên lừa đảo trên đường phố…” Thế là sau một ngày thì anh quên ngay sự việc.
Nhiều tuần lễ sau, Walt lại đi qua nhà ga đó, anh đột nhiên nghe thấy tiếng gọi từ xa: “Thưa ngài, xin chờ một chút ạ!”. Anh trông thấy cậu bé đánh giày gầy nhom hôm nọ, cậu bé đem tiền đến trả cho anh. Lúc này, Walt mới nhớ ra là cậu bé đánh giày đã vay tiền của mình. Cậu bé vừa nói vừa thở hổn hển: “Cháu ở đây đợi ngài đã lâu rồi, cuối cùng, hôm nay cháu cũng đã trả được tiền cho ngài!”. Walt đã cầm lấy đồng tiền đã ẩm ướt vì mồ hôi tay của cậu bé, đột nhiên anh cảm thấy, đứa bé này quả thật rất đặc biệt. Thế là một ý nghĩ chợt lóe lên, anh thấy cậu bé này rất phù hợp với nhân vật nam chính trong kịch bản phim của anh.
Walt vốn là một đạo diễn phim điện ảnh, lúc đó anh đang làm công tác chuẩn bị cho một bộ phim. Anh đã xem không dưới 100 đứa trẻ trong các trường học diễn để tuyển chọn, nhưng vẫn chưa hài lòng. Lúc này, anh phát hiện, cậu bé đánh giày này có thể là nhân vật nam chính trong kịch bản! Thế rồi, anh lấy mấy đồng tiền đưa cho cậu bé và nói: “Những đồng tiền lẻ này chú muốn đưa cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu đến văn phòng công ty điện ảnh trong thành phố tìm chú, chú sẽ tặng cháu một niềm vui vô cùng lớn.” Nói xong, Walt cảm thấy vô cùng ấm áp và rời đi, chờ đợi cậu bé đến.
Hôm sau, bảo vệ của công ty điện ảnh báo cho Walt biết, ngoài cửa có một đoàn những đứa trẻ ăn mặc rách rưới. Walt vô cùng kinh ngạc, anh đi ra cửa và nhìn thấy cậu bé đánh giày hôm qua chạy tới, với sự vui vẻ, cậu bé nói: “Thưa ngài, những đứa trẻ này cũng giống như cháu, không cha, không mẹ, là những đứa trẻ lang thang, chúng cũng muốn có được niềm vui lớn.” Walt không ngờ được tình huống này, một đứa trẻ nghèo lang thang nhưng vô cùng lương thiện. Sau một hồi quan sát, anh thấy cậu bé có một ít đặc điểm phù hợp với nhân vật nam chính trong kịch bản phim. Sau cùng, anh quyết định chọn cậu bé đánh giày thủ vai nam chính, hơn nữa còn ra quyết định không cần phải diễn thử: “Lương thiện không cần phải thi tuyển”.
Tên của cậu bé là Vinícius de Oliveira, là người mà đạo diễn Walt nổi tiếng đã gặp ở nhà ga. Bộ phim cậu bé thủ vai chính đã đạt hơn 50 giải thưởng. Sau này Vinícius de Oliveira cũng đã thành lập một công ty điện ảnh và trở thành chủ tịch, cậu còn viết một tự truyện “Cuộc đời diễn xuất của tôi”. Trên trang bìa cuốn sách, anh đặc biệt viết dòng bút ký: “Lương thiện không cần thi tuyển”, phía dưới anh lại viết: “Là vì tôi lương thiện, đem cơ hội nhường cho người khác, nhưng cũng bởi vì lương thiện, cuộc đời đã không quên tôi.”
Đây là câu chuyện có thật, một cậu bé đánh giày, bởi vì lương thiện, nên thành công đã tìm đến với cậu. Lúc đó cậu đem vận may của mình đi chia sẻ với người khác vô điều kiện. Cậu bé thiện lương như vậy nên đã diễn thành công nhân vật có tính cách tương tự, hơn nữa, vai diễn của cậu đã làm cảm động lòng người.
San San
San San
Tên của cậu bé là Vinícius de Oliveira, là người mà đạo diễn Walt nổi tiếng đã gặp ở nhà ga. Bộ phim cậu bé thủ vai chính đã đạt hơn 50 giải thưởng. Sau này Vinícius de Oliveira cũng đã thành lập một công ty điện ảnh và trở thành chủ tịch, cậu còn viết một tự truyện “Cuộc đời diễn xuất của tôi”. Trên trang bìa cuốn sách, anh đặc biệt viết dòng bút ký: “Lương thiện không cần thi tuyển”, phía dưới anh lại viết: “Là vì tôi lương thiện, đem cơ hội nhường cho người khác, nhưng cũng bởi vì lương thiện, cuộc đời đã không quên tôi.”
Đây là câu chuyện có thật, một cậu bé đánh giày, bởi vì lương thiện, nên thành công đã tìm đến với cậu. Lúc đó cậu đem vận may của mình đi chia sẻ với người khác vô điều kiện. Cậu bé thiện lương như vậy nên đã diễn thành công nhân vật có tính cách tương tự, hơn nữa, vai diễn của cậu đã làm cảm động lòng người.
San San
Ta chọn sống lương thiện không phải vì ta là người yếu mềm...
Trong xã hội ngày nay, hành vi không trung thực rất phổ biến, dưới vô số hình thức. Cho nên có những người chọn cách sống lương thiện, chân thật bị xem là yếu mềm và khờ khạo. Vậy sự thật có phải như vậy không?
Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu, mà bởi vì ta hiểu rằng lương thiện là bản tính nguyên sơ của mỗi con người, “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Làm người thì không thể chọn con đường trở thành kẻ ác, người ác tất sẽ có báo ứng.
Ta chọn nhường nhịn không có nghĩa là ta đang bị thụt lùi, mà vì ta hiểu rằng, “một sự nhịn, chín sự lành”, nhịn một chút sóng yên biển lặng, lùi một chút biển rộng trời cao.
Ta chọn tha thứ không phải vì ta nhu nhược, mà bởi vì ta hiểu rằng tha thứ là một trong những đức tính tốt đẹp nhất trên đời, không bao giờ là sai cả.
Ta lựa chọn tha thứ còn một nguyên nhân nữa, không phải vì ta không giữ vững lập trường, mà bởi vì ta hiểu rằng mọi chuyện không nên làm tận, làm tuyệt.
Ta chọn “khờ khạo” không phải vì ta khờ khạo thật, mà bởi vì ta hiểu rằng, khi đối diện với hiểu lầm, oan ức, bất công thì không nên so đo tính toán quá, cứ nở nụ cười mà lặng nhìn thế thái nhân tình.
Đôi khi giả ngốc không phải là ngốc thật, mà chỉ là muốn cấp cho đối phương thêm một cơ hội nữa.
Ta chọn chân thành và nói lời thẳng thắn là bởi vì ta hiểu rằng, những lời nói dối, trái với lương tâm chỉ dùng để đối phó tình huống, trong khi thật lòng đối đãi, nói lời chân tình mới thật sự giải quyết tận gốc vấn đề và không có hậu họa về sau.
Ta trân trọng nghĩa tình không phải vì ta quỵ lụy, mà bởi vì không nhất thiết phải vứt bỏ khoảng thời gian tốt đẹp giữa chúng ta.
Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều dù ta có muốn hay không chúng vẫn tồn tại. Tuy nhiên khi đối diện với cuộc đời thì bản tính của mình như thế nào mới là điều quan trọng nhất.
(Ảnh: Internet)
Nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã gọi tình trạng này là “tính cao thượng”.Tại nơi làm việc, đức tính cao thượng sẽ làm gia tăng sự trung thành.
Trong nghiên cứu về hiện tượng này, chuyên gia Haidt và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng khi các nhà lãnh đạo lịch sự, tôn trọng, nhạy cảm, hoặc sẵn sàng hy sinh cho đội ngũ của họ, thì các nhân viên của họ sẽ cảm nhận được tính cao thượng. Và điều đó sẽ dẫn đến việc người lao động cảm thấy trung thành và tận tụy với ông chủ của họ hơn. Hơn nữa, lòng cao thượng dường như sẽ tạo ra nền tảng văn hóa lương thiện xung quanh bạn.
Các nhà nghiên cứu Nicholas Christakis và James Fowler đã chỉ ra rằng nếu bạn tốt bụng, những người xung quanh bạn nhiều khả năng cũng sẽ có những hành động tử tế. Như vậy, hành vi lương thiện có sức ảnh hưởng, nó lây lan xung quanh bạn, nhân lên những lợi ích, bao gồm cả lợi ích đối với các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng về lòng tốt đó.
Bạn sẽ thành công nếu sống lương thiện, điều này không sai chút nào nếu xét trên luật nhân quả và mối tương quan logic, đã được khoa học chứng minh.
Người thảo dân khốn khổ không lương thiện là có thể do hoàn cảnh xô đẩy. Người bình thường không lương thiện là do họ suy đồi. Người lãnh đạo nếu không lương thiện thì sẽ hại dân, hại nước.
Giăng Van Giăng (trong Những Người Khốn Khổ ) có phẩm chất lương thiện như vậy cho dù hoàn cảnh có như thế nào, ngay cả khi bị buộc phải ăn cắp miếng bánh mì nhỏ cho đứa cháu đói khát ở nhà. Bởi có nhân vật đó, bởi ngợi ca sự lương thiện…đã làm nên một Victor Hugo tuyệt vời!
Abraham Lincoln của Mỹ, xuất thân nghèo khổ, luôn giữ được phẩm chất lương thiện tuyệt đỉnh của mình để vượt qua bao nhiêu kì thị, áp lực, chống đối, nguy hiểm, nguy cơ tha hóa để trở thành Tổng thống vĩ đại, dẫn dắt nước Mỹ đến một nền tảng cho ngày hôm nay.
Johannes Kepler sống trong khốn cùng thậm chí phải đi ăn xin nuôi mẹ, nhờ phẩm chất lương thiện mà cố sống tốt, say mê tìm ra ba phát minh thiên văn học bất hủ để có thể tự hào nói: “Thân thể tôi sắp đo đất, nhưng tôi từng đo cả bầu trời cao. Thể xác tôi sắp vùi trong đất lạnh, nhưng tâm hồn tôi đã từng bay bổng khắp trời sao”!….
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét